Ban là một ông chủ mới thành lập công ty hay đang khởi nghiệp mà chưa thể quyết định được các chiến lược kinh doanh của mình như thế nào cho hợp lý và đúng hướng. Bạn hãy lưu ý rằng, trong kinh doanh mỗi quyết định được đưa ra có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với dự phát triển của doanh nghiệp, bất kể quy mô của doanh nghiệp đó lớn hay nhỏ, tầm vóc tập đoàn hay chỉ là công ty con, công ty chi nhánh.
Quyết định cũng có thể nâng tầm đơn vị hoặc cũng có thể hạ bệ tầm vóc của doanh nghiệp. Cho nên, đây là nguyên nhân vì sao các chuyên gia kinh tế đã cho ra đời một hệ thống hỗ trợ quyết định Decision Support System gọi tắt là DSS.
Vậy Decision Support System (DSS) là gì? Có nên sử dụng DSS không? Có thể nói rằng đây là thông tin rất bổ ích đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, các bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mục Lục
- 1 Hệ thống hỗ trợ quyết định (Decision Support System – DSS) là gì?
- 2 Bộ phận nào sử dụng Decision Support System (DSS)?
- 3 Đặc điểm của hệ hỗ trợ quyết định (DSS)
- 4 Ưu điểm và hạn chế của hệ thống hỗ trợ quyết định (DSS)
- 5 Các thành phần của Decision Support System (DSS)
- 6 Lợi ích của Decision Support System (DSS) mang lại
- 7 Kết luận
Hệ thống hỗ trợ quyết định (Decision Support System – DSS) là gì?
DSS là một từ viết tắt của cụm từ Decision Support System, nghĩa tiếng Việt có tên hệ thống hỗ trợ quyết định (nói rõ hơn là hệ thống hỗ trợ các quyết định trong chiến lược kinh doanh). Đúng như tên gọi của nó, DSS được tạo ra nhằm phục vụ cho mục đích hỗ trợ đưa ra quyết định kèm theo cả những phỏng đoán về chiều hướng để hành động kinh doanh sẽ diễn ra của doanh nghiệp.
Decision Support System chính là một phần mềm thu thập thông tin qua nhiều nguồn khác nhau. Trong kinh doanh thì dễ thấy các nguồn cung cấp thông tin điển hình có thể kể đến như xu hướng, chi phí, doanh thu, sự vận hành…Điều quan trọng là tất cả những nguồn này không rời rạc, đơn chiếc, không phải tham khảo từ nhiều nơi mà đó là sự quan tâm của một doanh nghiệp.
Dựa vào những nguồn thông tin này mà DSS sẽ đưa ra các sàng lọc cần thiết rồi tiến hành phân tích, tổng hợp lại thành một hệ thống phân tích tổng hợp toàn diện. Cuối cùng là đem sự toàn diện này vào áp dụng hỗ trợ cho các nhà quản lý có thể đưa quyết định quản trị dễ dàng hơn.
Điều này hoàn toàn hợp lý bởi khi chúng ta đưa ra một quyết định bất kỳ, để đảm bảo tính xác đáng và quyết định có thể dẫn đến hệ quả tốt thì sẽ phải dựa trên một nền tảng vững chắc, những căn cứ rõ ràng. Decision Support System đã xử lý tất cả các dữ liệu để đảm bảo khâu cuối cùng. Người ra quyết định có những căn cứ thuyết phục nhất và lấy chúng làm cơ sở để quyết định.
Xem thêm:
- Độ lệch chuẩn là gì? Công thức tính ra sao?
- Dữ liệu sơ cấp là gì? Khác gì với dữ liệu thứ cấp?
Bộ phận nào sử dụng Decision Support System (DSS)?
DSS có thể được sử dụng bởi quản trị điều hành và các phòng kế hoạch khác trong một tổ chức để biên soạn thông tin và dữ liệu, sau đó tổng hợp nó thành tin tức. Trên thực tế, hệ thống này chủ yếu được sử dụng bởi quản lý cấp trung đến cấp cao hơn.
Đặc điểm của hệ hỗ trợ quyết định (DSS)
Hệ thống hỗ trợ ra quyết định – DSS được lập trình ra với mục đích tạo ra nhiều loại báo cáo khác nhau, tất cả đều tùy chỉnh được bởi thông số kỹ thuật của người dùng. Điều này là rất thuận tiện và hữu ích vì nó giúp việc trình bày những thông tin tới người xem trở nên dễ hiểu và phù hợp hơn. Thay vì một báo cáo đi qua nhiều mức quản lý như trước, DSS có thể tạo ra các báo cáo khác nhau cho từng mức quản lý, từ đó họ có thể đưa ra quyết định thích hợp tại cấp độ riêng của họ.
Nếu như trước kia, công việc phân tích dữ liệu phải thực hiện bởi những chiếc máy tính lớn thì giờ đây với sự phát triển của công nghệ, tất cả được gói gọn vào trong phần mềm DSS. Về cơ bản thì DSS chỉ là một phần mềm máy tính, nó có thể được sử dụng trên hầu hết các hệ máy tính dù là máy tính để bàn hay máy tính xách tay. Thậm chí DSS đã được phát triển để có sẵn trên các thiết bị di động.
Nhờ vậy DSS sở hữu tính linh hoạt, trở nên vô cùng hữu ích cho những người dùng liên tục phải di chuyển. Họ có thể nhận được những thông tin chất lượng này ở mọi lúc mọi nơi. Từ đó việc đưa ra quyết định tốt nhất có thể được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện cho dù họ đang ở một chỗ hay đang di chuyển.
Ưu điểm và hạn chế của hệ thống hỗ trợ quyết định (DSS)
Như các bạn đã biết, hệ thống hỗ trợ quyết định (DSS) là một chương trình vi tính được sử dụng để hỗ trợ đưa ra các quyết định, phán đoán và chiều hướng hành động của một tổ chức hoặc một doanh nghiệp. DSS sẽ sàng lọc và phân tích lượng dữ liệu khổng lồ, tổng hợp thông tin một cách toàn diện mà có thể được sử dụng để giải quyết các vấn đề và trong quá trình ra quyết định.
Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có hai mặt của nó và DSS cũng vậy, nó có mặt ưu và mặt khuyết. Cụ thể như sau:
Ưu điểm
- Tiết kiệm thời gian bằng cách tăng tốc quá trình ra quyết định.
- Cải thiện giao tiếp giữa mọi người thông qua các cuộc họp, các buổi động não.
- Các báo cáo do hệ thống hỗ trợ quyết định tạo ra có thể được sử dụng làm bằng chứng.
- Nó giúp tự động hóa các quy trình.
- Giảm chi phí
Hạn chế
- Giảm trạng thái
- Hiệu ứng không lường trước
- Chi phí bằng tiền
- Quá nhiều phụ thuộc DSS
- Vì đây thuộc tính xác suất nên cũng tiềm ẩn rủi ro
Có thể bạn quan tâm: Phân kỳ là gì? 3 dạng phân kỳ phổ biến nhất
Các thành phần của Decision Support System (DSS)
Một DSS bao gồm 3 thành phần chính đó chính là:
Người dùng
Thành phần chính của Hệ thống Hỗ trợ Quyết định là người dùng. Vì DSS sử dụng thông thường là các nhà quản lý, hoạch định chính sách, có thể không phải là chuyên gia máy tính đủ trình độ, do đó DSS nên cung cấp các giao diện dễ sử dụng và một số hướng dẫn để sử dụng DSS cũng như tương tác với mô hình, chẳng hạn như nhận các khuyến nghị từ nó. Mục tiêu chính của DSS là đảm bảo rằng người dùng đang sử dụng và được hưởng lợi từ DSS.
Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS)
DBMS hoạt động như một ngân hàng dữ liệu cho DSS. Nó lưu trữ số lượng lớn dữ liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau. Nó cung cấp các cấu trúc dữ liệu logic để người dùng tương tác. Đầu vào và đầu ra được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu. Tất cả quá trình xử lý được thực hiện trong cơ sở dữ liệu.
Hệ thống quản lý dựa trên mô hình (MBMS)
Chức năng của hệ thống này là tìm nạp dữ liệu và từ DBMS và chuyển đổi dữ liệu đó thành thông tin giúp đưa ra quyết định phù hợp. Nó cũng phải cung cấp hỗ trợ thích hợp cho người dùng để phát triển mô hình.
Lợi ích của Decision Support System (DSS) mang lại
Những phân tích trên đây đủ để bạn hiểu DSS là gì, hơn hết phần nào đó mang đến cho bạn nhận diện được những giá trị lợi ích to lớn mà DSS tạo ra cho doanh nghiệp. Có thể nói lợi ích lớn nhất đó chính là đem tới cho những người quản lý doanh nghiệp nguồn thông tin hữu ích nhất để phục vụ hiệu quả cho hoạt động ra quyết định một cách chính xác nhất.
Và nó không phải nó là một công cụ cồng kềnh mà đơn giản nó chỉ là một phần mềm vi tính, chính vì thế DSS rất linh hoạt, tiện lợi trong quá trình sử dụng. Điều này mang đến lợi ích thứ 2 là khả năng cung cấp thông tin toàn diện ở mọi lúc mọi nơi. Đồng thời kết quả phân tích cho ra khá đa dạng, có thể tạo nhiều bản báo cáo nên DSS được cho là phù hợp để áp dụng cho từng mức độ quản lý khác nhau.
Kết luận
Bài viết trân là những chia sẻ của chúng tôi về DSS là gì. Với những ai đang quan tâm đến việc quản trị doanh nghiệp muốn có thể đưa ra những quyết định đúng đắn để dẫn dắt doanh nghiệp phát triển hơn nữa trong tương lai thì nên đầu tư cho mình một phần mềm DSS.
DSS sẽ là công cụ giúp cho các nhà quản lý có thể đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn cuối cùng. Chúc các bạn thành công trong lĩnh vực mình kinh doanh.
Thông tin được tổng hợp bởi: taichinh24h.com.vn