Đáo hạn ngân hàng là thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, để đi sâu vào nội dung này thì nó còn chứa đựng rất nhiều nội dung mà không phải ai cũng nắm rõ. Vì thế, bài viết hôm nay Tài Chính 24H sẽ giải đáp giúp bạn và giới thiệu qua các hình thức đáo hạn ngân hàng hiện nay để biết thêm nhé.
Mục Lục
- 1 Đáo hạn là gì?
- 2 Đáo hạn ngân hàng là gì?
- 3 Các hình thức đáo hạn ngân hàng
- 4 Phương thức đáo hạn khoản vay
- 5 Lợi ích khi đáo hạn ngân hàng
- 6 Khi nào cần đáo hạn ngân hàng?
- 7 Điều kiện đáo hạn
- 8 Hồ sơ và thủ tục đáo hạn ngân hàng
- 9 Quy trình đáo hạn ngân hàng
- 10 Phí đáo hạn ngân hàng là bao nhiêu?
- 11 Tổng kết
Đáo hạn là gì?
Đáo hạn là khi đến kỳ hạn kết thúc hợp đồng, khách hàng sẽ phải thanh toán đầy đủ số tiền gốc, lãi đúng theo hợp đồng đã đề ra.
Đáo hạn ngân hàng là gì?
Đáo hạn ngân hàng là hình thức khách hàng sẽ làm mới khoản vay của mình trước đó khi đến thời hạn kết thúc hợp đồng. Đây là hình thức thường thấy đối với người đi vay và không được ngân hàng khuyến khích.
Có thể hiểu đáo hạn ngân hàng là hình thức tái đầu tư vốn khi khoản vay cũ của bạn đã hết hạn nhưng bạn chưa có đủ khả năng trả nợ. Với mục đích kéo dài thời gian trả nợ giúp giảm bớt áp lực, tránh bị thanh lý hợp đồng và bị dính nợ xấu.
Tìm hiểu khái niệm đáo hạn ngân hàng
Xem thêm: Điểm tín dụng là gì ? Tại sao điểm tín dụng lại quan trọng khi vay tín chấp
Các hình thức đáo hạn ngân hàng
Với hình thức đáo hạn ngân hàng hiện nay có 2 cách là đáo hạn khoản vay và đáo hạn gửi tiết kiệm.
Đáo hạn khoản vay
Với hình thức này bạn có thể vay một khoản vay mới để thanh toán cho khoản vay cũ trước khi hợp đồng vay cũ kết thúc hay còn gọi là đáo hạn nợ.
Đáo hạn gửi tiết kiệm
Đáo hạn gửi tiết kiệm sẽ dựa vào sự cam kết trong hợp đồng giữa 2 bên. Khi thời hạn gửi tiết kiệm của bạn tại ngân hàng đến kỳ hạn, ngân hàng sẽ gửi lại số tiền gốc và lãi. Ngày đáo hạn của tiền gửi tiết kiệm sẽ là ngày cuối cùng kết thúc của hợp đồng.
Với trường hợp khi tài khoản gửi tiết kiệm của bạn đến thời điểm đáo hạn mà bạn không đến ngân hàng nhận tiền. Thì ngân hàng sẽ tiếp tục sử dụng số tiền đó để gia hạn tiếp gói tiết kiệm cho bạn với lãi suất và thời hạn giống với trước đó.
Ngoài 2 hình thức đáo hạn ngân hàng trên thì còn 1 hình thức đáo hạn nữa là đáo hạn thẻ tín dụng nhưng nó sẽ được xếp vào khoản vay ngân hàng.
Phương thức đáo hạn khoản vay
Đáo hạn tại chỗ
Đáo hạn tại chỗ thường áp dụng cho các khoản vay thế chấp, bạn sẽ đáo hạn ngay tại chính ngân hàng mà mình vay vốn. Khi khoản vay cũ đã hết thời hạn, bạn sẽ yêu cầu tạo thêm một khoản vay hợp đồng mới bằng cách thế chấp tài sản.
Lúc này, ngân hàng sẽ kiểm tra và phân loại tài sản thế chấp đó có giá trị hay không. Kèm theo đó là xem xét tình hình hoạt động của doanh nghiệp hay công việc của bạn, khả năng trả nợ như thế nào,vv… Để đưa ra một hạn mức hợp lý để tiếp tục gia hạn khoản vay.
Đáo hạn chuyển vùng
Đáo hạn chuyển vùng là hình thức chuyển từ ngân hàng đang vay vốn hiện tại sang một ngân hàng khác. Hình thức đáo hạn này được áp dụng khi vay tiền tại một ngân hàng nào đó và khi đến thời gian đáo hạn sẽ chuyển sang một ngân hàng khác với mức ưu đãi tối ưu hơn.
Đáo hạn bên ngoài để trả nợ ngân hàng
Đây cũng là hình thức đáo hạn được khá nhiều bạn áp dụng để thanh toán khoản nợ đáo hạn của ngân hàng khi đến kỳ hạn bằng cách vay tiền tại các công ty tín dụng. Sau khi đáo hạn ngân hàng xong bạn sẽ tiến hành tạo 1 khoản vay mới và chi trả cho khoản vay tín dụng bên ngoài. Tuy nhiên đối với các khoản vay tín dụng bên ngoài thì lãi suất vay vốn bạn phải trả thường cao hơn rất nhiều.
Lợi ích khi đáo hạn ngân hàng
- An toàn, bảo mật thông tin khách hàng, thời gian thẩm định nhanh chóng.
- Khách hàng có thể trả được khoản vay sớm của mình theo đúng thời gian tránh quá hạn và bị xử phạt từ ngân hàng.
- Khách hàng không phải vay tiền bên ngoài với lãi suất cao.
- Không lo bị tịch thu, thu hồi tài sản hay bị đánh giá là nợ xấu trong danh sách tín dụng tài chính.
- Có thể được duyệt khoản vay lớn hơn khoản vay cũ khi đã hoàn tất khoản vay đáo hạn.
- Được vay đáo hạn với số tiền lớn trên 500 triệu đến hàng tỷ đồng trong thời gian 25 năm.
Có thể bạn quan tâm:
- Lạm phát là gì? Nguyên nhân gây ra lạm phát và cách khắc phục
- Giảm phát là gì? Những ảnh hưởng của giảm phát đối với nền kinh tế
Khi nào cần đáo hạn ngân hàng?
Khi vay vốn hay gửi tiết kiệm thì trong hồ sơ hợp đồng của mỗi khách hàng cũng sẽ có thông tin cụ thể như ngày giờ vay, thời gian trả lãi mỗi tháng và thời gian vay đáo hạn ngân hàng.
Vậy khi nào cần đáo hạn ngân hàng? Tránh trường hợp quá thời gian đáo hạn quy định của ngân hàng bạn nên đáo hạn trước 7 ngày hoặc sớm hơn trong khoảng 1 tháng để thực hiện việc hoàn tất đáo hạn.
Khi nào cần đáo hạn ngân hàng?
Điều kiện đáo hạn
Điều kiện đáo hạn tại các ngân hàng bạn nên nắm rõ như:
- Độ tuổi từ 22 đến 65 tuổi
- Có CCCD/CMND, hộ chiếu
- Có có nợ xấu cá nhân bao gồm cả gia đình vợ hoặc chồng
- Có tài sản đảm bảo như sổ tiết kiệm, nhà, xe,vv…
- Chứng minh được thu nhập cá nhân, khả năng lao động
Hồ sơ và thủ tục đáo hạn ngân hàng
Sau khi đã đủ điều kiện, chúng ta tiến hành tìm hiểu hồ sơ và thủ tục đáo hạn ngân hàng. Bao gồm những loại giấy tờ sau:
- CCCD/CMND, hộ chiếu, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn (nếu đã có gia đình)
- Các loại giấy tờ đến tài sản thế chấp như giấy đăng ký xe, sổ đỏ, nhà đất,vv… (bản sao công chứng)
- Khách hàng là doanh nghiệp cần có giấy đăng ký kinh doanh trên 2 năm, có giấy phép và con dấu rõ ràng
- Hồ sơ vay ngân hàng, giấy ghi nợ, hợp đồng thế chấp tài sản cho khoản vay
Quy trình đáo hạn ngân hàng
Quy trình của dịch vụ đáo hạn ngân hàng sẽ có 2 hình thức để bạn tham khảo:
Hình thức đáo hạn món vay
Đầu tiên với hình thức đáo hạn món vay này bạn sẽ thực hiện bằng cách viết giấy vay tiền theo yêu cầu và dùng số tiền này để đáo hạn khoản vay cũ.
Khi bạn vay được khoản vay mới từ ngân hàng sau khi đáo hạn khoản vay cũ, bạn sẽ dùng số tiền này để hoàn trả lại món vay ban đầu. Thời gian đáo hạn món vay này chỉ kéo dài từ 1-3 ngày.
Hình thức giải chấp tài sản
Với hình thức đáo hạn này, bạn sẽ thực hiện theo 3 bước:
- Bước 1: Đến ngân hàng bạn vay vốn để lấy hồ sơ tài sản đảm bảo
- Bước 2: Đến tại trung tâm giao dịch yêu cầu xóa đăng ký thế chấp với các tài sản của bạn
- Bước 3: Tiến hành gửi thông báo đã xóa thế chấp tại các văn phòng công chứng
Mục đích để để giải chấp tài sản khi thành công bạn mới đủ điều kiện để tiến hành ký thế chấp tài sản vay mới tại các ngân hàng. Thời gian sẽ kéo dài tầm 7 ngày để thủ tục giải chấp tài sản hoàn tất.
Phí đáo hạn ngân hàng là bao nhiêu?
Đối với hình thức bạn đáo hạn theo cách gửi tiết kiệm thì sẽ không mất khoản phí nào.
Còn đối với hình thức đáo hạn theo khoản vay bạn sẽ tốn 1 khoản phí tùy theo các ngân hàng quy định. Thông thường các ngân hàng sẽ dao động từ 0,3 – 0,7%/ngày.
Tổng kết
Như vậy Tài Chính 24H đã chia sẻ những thông tin chi tiết nhất về đáo hạn ngân hàng là gì và các phương thức đáo hạn hiện nay mà bạn cần biết. Đây sẽ là thông tin hữu ích dành cho những bạn đang quan tâm và còn thắc mắc về khái niệm này trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Chúc các bạn thành công!