Nền kinh tế của một quốc gia vững mạnh hay không đều phụ thuộc chính vào chính sách tiền tệ mà chính phủ đưa ra. Để giúp các bạn hiểu hơn về chính sách tiền tệ là gì và được sửa đổi như thế nào hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài chia sẻ dưới đây.
Mục Lục
Chính sách tiền tệ là gì?
Chính sách tiền tệ (Monetary policy) là chính sách của chính phủ được sử dụng để làm công cụ quản lý hoạt động ngoại hối và tín dụng để ổn định tiền tệ.
Chính sách tiền tệ được đưa ra để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời kiểm soát giá cả, tỷ lệ thất nghiệp. Chính sách này sẽ do đơn vị thực hiện là ngân hàng trung ương hoặc cục dự trữ tiền tệ đưa ra và tiến hành quản lý.
Xem thêm:
- Chức năng tổ chức là gì? Có vai trò ra sao?
- CIC là gì? CIC hoạt động như thế nào và cách kiểm tra CIC?
Phân loại chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ sẽ được xây dựng theo hai loại là mở rộng và thắt chặt
Chính sách tiền tệ mở rộng hay nới lỏng
Chính sách tiền tệ mở rộng hay nới lỏng khi ngân hàng Trung ương bơm tiêm và thị trường để mở rộng nguồn cung tiền hơn mức bình thường. Từ đó tạo tác động làm cho lãi suất giảm xuống. Ngược lại, hỗ trợ cho nhu cầu chi tiêu tăng, tạo nhiều việc làm hơn để đáp ứng lượng hàng hóa. Dẫn tới việc thúc đẩy đầu tư tài chính và mở rộng sản xuất kinh doanh.
Khi áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng, ngân hàng trung ương sẽ thực hiện:
- Hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Hạ lãi suất chiết khấu đối với ngân hàng thương mại
- Mua chứng khoán
Tuy nhiên thì chính sách tiền tệ mở rộng chỉ được sử dụng trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng.
Chính sách tiền tệ thắt chặt hay thu hẹp
Chính sách tiền tệ thắt chặt hay thu hẹp sẽ ngược lại với mở rộng. Ngân hàng Trung ương sẽ tiến hành giảm bớt nguồn cung tiền trên thị trường. Từ đó kéo lãi suất ngân hàng tăng lên, thu hẹp lại nhu cầu chi tiêu và giá hàng hóa sẽ giảm xuống.
Chính sách thắt chặt này sẽ được sử dụng khi nền kinh tế có sự phát triển quá nóng, lạm phát tăng. Chính sách này sẽ phần nào hỗ trợ chống lạm phát.
Ngân hàng Trung ương sẽ thực hiện chính sách thu hẹp theo các cách:
- Tăng mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Tăng mức chiết khấu, kiểm soát hoạt động tín dụng
- Bán chứng khoán
Dựa vào thực tế nền kinh tế của quốc gia đang tăng trưởng quá mức hay chậm chạp. Tình trạng lạm phát cao hay trong tầm kiểm soát; tỷ lệ thất nghiệp; tín dụng tốt hay xấu;…Chính phủ sẽ đưa ra chọn lựa sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt hay thu hẹp tương ứng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ
Dựa trên những phân tích trên chúng ta có thể thấy được rằng chính sách tiền tệ sẽ bị kiểm soát và nhiều yếu tố ảnh hưởng. Nhưng trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các nhóm yếu tố sau.
Sự cạnh tranh và đa dạng hóa của thị trường tài chính
Nếu một thị trường tài chính ít có sự cạnh tranh, thị phần lại tập trung ở một số ngân hàng lớn thì khả năng điều tiết của chính sách tiền tệ sẽ luôn phải chịu các tác động. Sự phát triển của các thị trường khác như chứng khoán, bảo hiểm, thị trường phát sinh,…gây tác động không nhỏ tới chính sách tiền tệ.
Tình trạng tài chính của các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp
Khả năng tiếp cận vốn của cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp sẽ tạo tác động không nhỏ tới chính sách tiền tệ. Trạng thái tài chính ban đầu của các cá nhân và doanh nghiệp có sự ảnh hưởng lớn bởi chính sách tiền tệ. Do đó, nếu các nước có tiêu dùng và đầu tư chủ yếu dựa trên tiết kiệm hoặc tái đầu tư từ lợi nhuận thì tác động của chính sách tiền tệ sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều.
Chính sách ngoại hối
Trong điều kiện tự do hóa các giao dịch vốn thì chính sách tiền tệ sẽ bị chịu ảnh hưởng lớn bởi chính sách ngoại hối và khả năng thay thế giữa tài sản trong nước và tài sản nước ngoài. Từ đó có thể thấy việc tăng khả năng tiếp cận dòng vốn từ nước ngoài sẽ giúp cho các doanh nghiệp bớt khả năng phụ thuộc vào tín dụng trong nước. Từ đó sẽ giảm tác động của chính sách tiền tệ lên tổng cầu.
Tình trạng đô la hóa trên thị trường tài chính
Tình trạng đô la hóa bằng tiền mặt sẽ làm hạn chế khả năng đo lường cung tiền trong nền kinh tế. Khi tồn tại tình trạng đô la hóa bên tài sản có và tài sản nợ sẽ dẫn tới rủi ro mất cân đối kỳ hạn và chênh lệch loại tiền tệ.
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Công cụ chính sách tiền tiền tệ được áp dụng để quản lý tốt chính sách tiền tệ mà ngân hàng trung ương thường sử dụng là:
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại
- Nghiệp vụ thị trường mở
- Lãi suất chiết khấu
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc chính là mức tỷ lệ lượng tiền phải dự trữ so với tổng số tiền mà ngân hàng thương mại huy động được. Tỷ lệ này sẽ được ngân hàng trung ương hoặc cục dự trữ yêu cầu các ngân hàng thương mại đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh. Để từ đó phát huy chính sách tiền tệ với hiệu quả cao nhất.
Nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương
Nghiệp vụ thị trường mở chính là ngân hàng trung ương mua hoặc bán các chứng khoán trên thị trường mở. Động thái này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới khối lượng dự trữ của các ngân hàng thương mại. Khi có hành động này, ngân hàng thương mại sẽ thu hẹp hoặc mở rộng khả năng cung ứng tín dụng. Từ đó dẫn tới hiện tượng tăng hoặc giảm khối lượng tiền tệ trong thị trường.
Lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất được ngân hàng Trung ương đưa ra dựa trên mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng điểm nhất định và chiều hướng biến động lãi suất của thị trường liên ngân hàng.
Điều này có nghĩa là khi lãi suất chiết khấu cao nghĩa là ngân hàng thương mại sẽ phải đối mặt với nguy cơ ít tiền mặt. Khi khó có thể đáp ứng nhu cầu rút tiền bất thường của khách hàng, ngân hàng sẽ phải có động thái tăng tỷ lệ dự trữ tiền mặt. Từ đó nguồn cung tiền trên thị trường sẽ bị giảm.
Vai trò của chính sách tiền tệ (Monetary policy) trong nền kinh tế
Trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết lưu lượng tiền lưu thông trong thị trường. Cụ thể như sau:
- Tăng trưởng kinh tế: Đây là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ ở mỗi quốc gia. Trong đó 2 yếu tố góp phần chính trong sự tăng trưởng này là Lãi suất và Số cầu tổng quát.
- Kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp: chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội. Việc ảnh hưởng tới quy mô sản xuất kinh doanh sẽ dẫn tới tạo ra hoặc giảm bớt việc làm. Mà điều này sẽ làm tăng/giảm tỷ lệ thất nghiệp.
- Ổn định giá cả thị trường: bằng cách cân bằng giữa lượng tiền và lượng hàng hóa. Sự ổn định này sẽ tạo ra môi trường đầu tư ít biến động hơn, thu hút được vốn đầu tư, thúc đẩy các doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất đem lại nguồn lợi cho thị trường.
- Ổn định lãi suất: lãi suất cơ bản ổn định thì lãi suất tín dụng từ ngân hàng thương mại cũng ít biến động hơn. Từ đó xã hội sẽ có hệ thống lãi suất linh hoạt hơn.
- Ổn định thị trường ngoại hối và tài chính: chính sách tiền tệ đóng vai trò lớn trong việc ổn định lại thị trường tài chính. Từ đó giúp chính phủ có được các quyết định chính xác hơn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hạn chế của chính sách tiền tệ như thế nào?
Chính sách tiền tệ đóng vai trò không nhỏ trong nền kinh tế vĩ vô nhưng cũng có rất nhiều hạn chế khi thực hiện.
Đầu tiên, hiệu quả của chính sách tiền tệ sẽ thấp khi tư nhân không nhạy cảm với lãi suất từ ngân hàng thương mại. Khi lãi suất được đẩy cao thì chi phí đầu tư vào – vốn – sẽ tăng lên. Từ đó kéo sự tăng giá của hàng hóa và từ đó cũng kéo lạm phát tăng lên.
Thứ hai, chính sách tiền tệ sẽ thực sự kém hiệu quả nếu chính phủ không thực hiện đúng cam kết kiểm soát vấn đề in tiền mặt. Bởi khi chính phủ muốn kiểm soát được lạm phát bằng việc sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ phải giải quyết áp lực bằng cách in thêm tiền. Như vậy thì lại đi ngược với mục đích ban đầu của chính sách tiền tệ thắt chặt.
Cuối cùng, việc chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ khiến cho lãi suất xuống mức quá thấp. Gây ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống ngân hàng thương mại và có thể dẫn tới bong bóng thị trường.
Kết luận
Như vậy các bạn đã có thể hiểu chi tiết chính sách tiền tệ (Monetary policy) là gì là vai trò của chính sách tiền tệ. Mong những chia sẻ này sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Hãy thường xuyên truy cập vào website của chúng tôi để cập nhật các thông tin tài chính mới nhất.
Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn