“Biến” là một đặc tính chứa giá trị, trong nghiên cứu khoa học cũng có hai loại biến phổ biến là biến độc lập và biến phụ thuộc. Việc xác định 2 biến này có ý nghĩa quan trọng giúp phân biết được hình dạng, thống nhất trong cả quá trình thực hiện nghiên cứu. Đưa ra mục tiêu, lập giả thuyết. phân tích số liệu …
Để tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm biến độc lập và biến phụ thuộc là gì? Chúng có quan hệ ra sao. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Mục Lục
Biến độc lập (Independent variable)
Định nghĩa
Biến độc lập (Independent variable) là một biến số tác động tới biến số khác (biến phụ thuộc) trong một mô hình kinh tế. Biến độc lập giả định sẽ gây ra nguyên nhân vấn đề cần nghiên cứu khi có những thay đổi. Biến số này không bị tác động bởi các loại biến khác.
Có thể bạn quan tâm:
- Hệ số tương quan là gì? Ứng dụng ra sao?
- Histogram là gì? Ý nghĩa và cách vẽ biểu đồ tần suất Histogram
Đặc trưng
Đặc trưng của biến độc lập là khi các yếu tố, điều kiện khi bị thay đổi trên đối tượng nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Cũng có thể hiểu, kết quả số liệu của biến phụ thuộc thu thập được thay đổi theo biến độc lập.
Ví dụ cụ thể về biến độc lập: Biến độc lập có thể là liều lượng phân bón, lượng nước tưới, ánh sáng, loại phân bón,vv… Những điều này còn được gọi là các nghiệm thức khác nhau.
Một ví dụ nữa về: Giá hàng hoá là biến số độc lập ảnh hưởng tới lượng cầu về hàng hóa đó. Vì các nhà kinh tế sẽ dùng hàm ngược khi biểu diễn mối quan hệ giữa biến độc lập và phụ thuộc trên đồ thị. Vì thế, biến độc lập thường được ghi trên trục tung.
Trong biến độc lập, sẽ có một mức độ đối chứng hay nghiệm thức đối chứng. Trong đó bao gồm các yếu tố, điều kiện ở mức độ thông thường, hoặc nghiệm thức đã được xác định mà người nghiên cứu không cần tiên đoán ảnh hưởng của chúng. Những nghiệm thức còn lại sẽ được so sánh với nghiệm thức đối chứng hoặc so sánh giữa các cặp nghiệm thức với nhau.
Xem thêm:
- Hệ số biến thiên là gì? Ý nghĩa ra sao?
- Hệ số thanh toán nhanh là gì? Ý nghĩa và cách tính
Biến phụ thuộc (Dependent variable)
Định nghĩa
Biến phụ thuộc (Dependent variable) là biến số chịu ảnh hưởng của một biến số khác trong mô hình. Ví dụ như nhu cầu mua một mặt hàng nào đó nhưng bị ảnh hưởng bởi giá cả của nó.
Đặc trưng
Biến phụ thuộc là những chỉ tiêu đo đạc và bị ảnh hưởng trong suốt quá trình thí nghiệm. Cũng như kết quả đo đạc phụ thuộc vào sự thay đổi của biến độc lập.
Các nhà nghiên cứu thông thường sẽ đặt biến số phụ thuộc ở về phía trái của phương trình và biểu thị nó trên trục tung của một đồ thị. Nếu nhu cầu là một hàm của giá hàng hoá, thì P là biến độc lập và D phụ thuộc vào P. Theo công thức tổng quát, chúng thể hiện dưới dạng: D=f(P)
Ví dụ về biến phụ thuộc: Khi nghiên cứu sự sinh trưởng phát triển của cây mía. Biến phụ thuộc ở đây là trọng lượng cây, số lá cây, chiều cao cây,vv… Và kết quả đo đạc của biến phụ thuộc ở các nghiệm thức khác nhau có thể khác nhau.
Mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc
Biến độc lập và biến phụ thuộc có mối quan hệ liên kết lẫn nhau. Biến độc lập là biến số tác động tới biến phụ thuộc trong một mô hình kinh tế. Khi các biến độc lập trong mô hình thay đổi thì biến phụ thuộc cũng sẽ thay đổi theo.
Mối quan hệ giữa hai biến số này cũng có thể gọi là mối quan hệ nhân quả. Biến độc lập sẽ đóng vai trò là nguyên nhân và biến phụ thuộc sẽ đóng vai trò là kết quả.
Kết luận
Qua những thông tin ở trên, bạn đọc có thể hiểu được chi tiết hơn về biến độc lập và biến phụ thuộc là gì, đặc trưng và mối quan hệ giữa hai biến số này trong khoa học nghiên cứu. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích dành đến cho những bạn quan tâm.
Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn