CAR phản ánh rõ ràng nhất mối quan hệ giữa vốn tự có với các tài sản có điều chỉnh rủi ro. Đây là một trong những mức tỷ lệ được ngân hàng hết sức coi trọng. Vậy cụ thể thì CAR là gì? Tại Việt Nam có quy định như thế nào về hệ số CAR này?
Cùng tìm hiểu chi tiết điều này trong bài chia sẻ dưới đây.
Mục Lục
Car (Tỷ lệ an toàn vốn) là gì?
CAR (Capital adequacy ratio) – tỷ lệ an toàn vốn là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có với tài sản có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng thương mại. Tỷ lệ an toàn vốn còn được hiểu là tỷ lệ tài sản có trọng số vốn trên rủi ro. Tỷ lệ này càng được xác định rõ ràng, chính xác càng bảo vệ người gửi tiền và thúc đẩy sự ổn định, hiệu quả của hệ thống tài chính trên toàn thế giới.
Xem thêm:
- Chromia là gì? Tổng hơp A – Z thông tin về Chromia (CRH)
- Cheque là gì? Các loại Cheque thông dụng nhất hiện nay
Tỷ lệ an toàn vốn theo Ủy ban Basel
Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng là một trong năm ủy ban quan trọng của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế. Ủy ban này có nhiệm vụ đưa Thông lệ và thực hiện Giám sát an toàn hoạt động Ngân hàng của các Ngân hàng Trung ương thuộc Chính phủ 10 nước trong nhóm G10 vào năm 1974.
Trong những năm 1980, trước sự sụt giảm tỷ lệ vốn của các ngân hàng quốc tế và sự gia tăng rủi ro quốc tế liên quan đến các quốc gia mắc nợ cao. Dưới sự đồng thuận của lãnh đạo 10 nước, Ủy ban Basel đã đưa ra hệ thống đo lường vốn được gọi tắt là Hiệp ước Basel.
Hiệp ước đã được bổ sung và hoàn thiện dựa trên điều kiện thực tế. Cho đến nay, ủy ban đã ban hành các hiệp ước Basel III và Basel IV.
Vốn cấp 1
Vốn cấp 1 chính là vốn cốt lõi thường bao gồm vốn tự có, vốn cổ phần, tàin ản vô hình và dự phòng doanh thu theo kiểm toán. Vốn cấp 1 có sẵn vĩnh viễn và được dùng để xử lý các khoản lỗ ngân hàng phải chịu để hạn chế tối đa tình trạng ngân hàng phải ngừng hoạt động.
Vốn cấp 2
Vốn cấp 2 bao gồm lợi nhuận giữa lại chưa được kiểm toán, dự trữ chưa được kiểm toán và dự phòng tổn thất chung. Nguồn vốn này được sử dụng trong trường hợp ngân hàng gặp khó khăn thua lỗ quá nhiều. Nếu như ngân hàng mất tất cả vốn cấp 1 của mình thì vốn cấp 2 sẽ được sử dụng để xử lý các khoản lỗ đó.
Tài sản có trọng số rủi ro
Tài sản có trọng số rủi ro được sử dụng để xác định số vốn tối thiểu mà ngân hàng và các tổ chức khác phải nắm giữ để giảm rủi ro thanh toán.
Sự quan trọng của tỷ lệ an toàn vốn
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vô cùng quan trọng tới sự phát triển dòng tiền của ngân hàng và người gửi. Cụ thể như sau:
- Tỷ lệ an toàn vốn được dùng để bảo vệ quyền lợi của người gửi trước rủi ro có thể xảy ra tại ngân hàng.
- Thông qua tỷ lệ an toàn vốn ngân hàng xác định được khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn hoặc không thời hạn. Đồng thời ngừa được rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành có thể gặp phải.
- Tỷ lệ an toàn vốn góp phần tăng độ uy tín của ngân hàng. Từ đó thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng hơn.
- Tỷ lệ an toàn chính là tấm lá chắn ngăn ngừa cú sốc tài chính cho ngân hàng và những khách hàng gửi tiền tại ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm:
- Carbon Footprint là gì? Cách tính ra sao?
- Biểu đồ Pareto là gì? Ý nghĩa và cách lập biểu đồ
Ví dụ tính toán tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR (với Mẫu Excel)
Ví dụ 1
Để tính toán tỷ lệ an toàn vốn, chúng ta cần giả định vốn cấp 1 và cấp 2 của ngân hàng. Chúng ta cũng cần chấp nhận rủi ro liên quan đến tài sản của nó; những tài sản có trọng số rủi ro này là tài sản có trọng số rủi ro tín dụng, tài sản có trọng số rủi ro thị trường và tài sản có trọng số rủi ro hoạt động.
Ảnh bên dưới đại diện cho tất cả các biến cần thiết để tính CAR.
Để tính toán công thức Tỷ lệ an toàn vốn an toàn tối thiểu CAR, trước tiên chúng ta sẽ tính Tổng tài sản có trọng số rủi ro như sau:
Tổng tài sản có trọng số rủi ro = 1200 + 350 + 170 = 1720
Việc tính toán công thức tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu sẽ như sau:
Công thức CAR = (148 + 57) / 1720
Kết quả tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR như sau:
CAR = 11,9%
Tỷ lệ CAR đại diện cho hệ số CAR của ngân hàng là 11,9%, đây là một con số khá cao và là tối ưu để bù đắp rủi ro mà ngân hàng đang gánh trên sổ sách đối với tài sản mà ngân hàng nắm giữ.
Ví dụ 2
Sử dụng cách thức tính trên với Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ để tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Ngân hàng này.
Trước tiên chúng ta cần tính được tổng vốn tự có bao gồm vốn cấp 1 và cấp 2 của ngân hàng. Chúng ta cũng cần mẫu số đó là tổng tài sản có trọng số rủi ro, các tài sản có trọng số rủi ro đó là Tài sản có trọng số rủi ro tín dụng, Tài sản có trọng số rủi ro thị trường và Tài sản có trọng số rủi ro hoạt động.
Ảnh bên dưới đại diện cho tất cả các biến cần thiết để tính toán công thức CAR.
Để tính toán, trước tiên chúng tôi sẽ tính Tổng tài sản có trọng số rủi ro như sau:
Việc tính toán Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR của ngân hàng Ấn Độ ra kết quả như sau:
Công thức CAR = (201488 + 50755) / 1935270
Ta có kết quả hệ số CAR:
Tỷ lệ CAR của Ngân hàng Ấn Độ là 13%. Đây cũng là con số khá cao mà ngân hàng cần phải lưu tâm tới. Nếu như không kiểm soát được tỷ lệ này kịp thời thì có thể ngân hàng sẽ phải đối mặt với khủng hoảng tài chính nghiêm trọng.
Quy định pháp lý về hệ số CAR ở Việt Nam
Tại Việt Nam, theo Quyết định số 297/1999/QĐ – NHNN ngày 25/8/1999 ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng chính thức. Trong Quyết định có nêu rõ tỉ lệ vốn tối thiểu là 8%, nhưng trước các cuộc khủng hoảng, suy thoái kéo dài gây sức ép cho Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 ra đời đã nâng tỷ lệ an toàn lên 9%. Cụ thể mức tỷ lệ an toàn vốn chi tiết theo 2 nhóm như sau:
Trong đó:
- Vốn tự có bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2
- Tài sản “có” rủi ro là tổng tài sản “có” xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “có” tương ứng của cam kết ngoài bảng theo hệ số chuyển đổi.
Kết luận
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tổng quan chỉ tiết về tỷ lệ an toàn vốn CAR là gì? Mong rằng bài chia sẻ này sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu như bạn còn thắc mắc, băn khoăn về CAR có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn