Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao hồ sơ đăng ký vay tín chấp ngân hàng của bạn không được giải ngân ? Hay khi nhân viên thẩm định thông báo bạn không đủ điểm tín dụng thì bạn có hiểu điểm tín dụng là gì ? Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này.
Mục Lục
Điểm tín dụng là gì ?
Điểm tín dụng là con số thể hiện lịch sử tín dụng của bạn theo tiêu chuẩn và quy tắc xếp hạng quốc tế dựa trên việc phân tích hồ sơ tín dụng của bạn. Điểm tín dụng được quản lý bởi CIC (trung tâm thông tin tín dụng) trực thuộc ngân hàng Nhà nước.
Xem thêm: Lạm phát là gì? Nguyên nhân gây ra lạm phát và cách khắc phục
Các thành phần để tín điểm tín dụng
- Lịch sử thanh toán nợ (35%) : Phần lớn điểm tín dụng đánh giá trên lịch sử thanh toán của hồ sơ vay (trả tiền đúng hạn, trả trễ hạn hay là trả hết nợ …) Việc trả nợ đúng hạn là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới điểm tín dụng của mỗi cá nhân.
- Khoản nợ tín dụng (30%) : Phản ánh các món nợ, tỉ lệ nợ tạo nên từ tổng số các khoản vay. Theo các chuyên gia từ Taichinh24h thì người có điểm số tốt có xu hướng duy trì tỉ lệ nợ khoảng 7%.
- Thời gian lý lịch tín dụng (15%) : Phản ánh thời gian hồ sơ tín dụng của bạn được mở. Thông thường thời gian này càng dài càng có lợi bởi dựa vào đó ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng dễ dàng đánh giá được hành vi tài chính của bạn một cách tổng thể và chính xác hơn .
- Tín dụng mới (10%) : Các khoản tín dụng mới trong thời gian ngắn thường không được ưa chuộng. Các khoản tín dụng hoạt động tổi thiểu 6 tháng sẽ giúp thúc đẩy điểm tín dụng của bạn và giúp hồ sơ tín dụng có một lịch sử tín dụng lâu dài và vững chắc.
- Loại tín dụng (10%) : Phản ánh các loại tín dụng mà bạn có : thẻ tín dụng, các khoản vay …
Tại sao điểm tín dụng lại quan trọng khi vay tín chấp
Điểm tín dụng thể hiện tình hình tài chính và khả năng thanh toán nợ, việc này giúp ngân hàng hoặc các công ty tài chính có thể đánh giá được phần trăm rủi ro của khoản vay và đưa ra quyết định cho vay phù hợp. Nếu bạn có điểm tín dụng tốt đồng nghĩa với việc bạn có cơ hội được cho vay với hạn mức cao và lãi suất ưu đãi hơn bình thường. Còn nếu điểm tín dụng của bạn xấu thì việc được xét duyệt cho vay sẽ khó khăn hơn đồng thời dễ phải vay với hạn mức thấp và lãi suất cao.
Có thể bạn quan tâm:
- Giảm phát là gì? Những ảnh hưởng của giảm phát đối với nền kinh tế
- GDP là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số GDP thực tế như thế nào?
Cách cải thiện điểm tín dụng như thế nào ?
Thưởng lệ, điểm tín dụng nằm trong khoảng 300 đến 850, với mức 670 trở lên được xem là điểm tín dụng tốt. Nếu hồ sơ tín dụng của bạn đang nằm trong mức điểm tốt thì cố gắng duy trì để có cơ hôi nhận thêm nhiều ưu đãi khi đi vay. Tuy nhiên nếu điểm tín dụng của bạn chỉ ở mức trung bình (585 – 699) hoặc tệ hơn là mức thấm ( dưới 584) thì bạn cần phải cải thiện điểm bằng những điều sau :
- Luôn thanh toán đúng hạn : Bởi thông thường lịch sử tín dụng xấu tồn tại từ 4-5 năm và hoàn toàn không thể thay đổi được. Việc thanh toán chậm sẽ làm giảm điểm tín dụng và đồng thời bạn còn phải chịu mức lãi phạt lên đến 30%
- Trả bớt nợ cũ, hạn chế nợ mới : Trường hợp bạn đang có nhiều khoản nợ thì bạn nên có phương án trả dần số dư nợ, khi bạn càng bớt nợ thì điểm tín dụng của bạn sẽ tốt lên và khả năng được vay thêm sau này sẽ cao hơn.
- Tránh bão lãnh giùm : Nếu bạn dùng tài sản của mình để bảo lãnh khoản vay cho người khác, khi khoản vay đó bị trễ hạn thì điểm tín dụng của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
- Chỉ vay tín dụng khi thực sự cần : Khoản vay là khoản nợ, khi thật sự cần thiết bị bạn mới nên vay và nên vay trong khả năng chi trả của bản thân. Và đặc biệt đối với thẻ tín dụng thì mỗi người chỉ nên mở tối đa 2 thẻ để có thể dễ dàng quản lý đồng thời hạn chế các khoản phí và rủi ro khi sử dụng.
- Theo dõi các thông báo tín dụng :Để có thể điều chỉnh việc chi tiêu cho phù hợp, đồng thời có thể phát hiện những dữ kiện sai sót một cách kịp thời để có phương án xử lý.
Phía trên chúng tôi đã gửi tới cho các bạn một số thông tin cần nắm về điểm tín dụng cũng như cách cải thiện điểm tín dụng của bạn. Hi vọng những điều trên sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về vấn đề này cũng như có thêm kiến thức để duy trì một điểm tín dụng tốt. Chúc các bạn thành công ! Ngoài ra bạn có thể tham khảo các sản phẩm vay tiền trả góp để lựa chọn cho mình hình thức vay phù hợp.
Thông tin được biên tập bởi : taichinh24h.com.vn