Lãi thuần hay lợi nhuận thuần là một trong những thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chỉ số lãi thuần cũng đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp nên việc tìm hiểu lãi thuần là gì, tính được lãi thuần là điều được rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây của Tài Chính 24H sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin chi tiết về lãi thuần. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!
Mục Lục
Lãi thuần là gì?
Lãi thuần hay lợi nhuận thuần là số tiền thu được qua các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiểu rõ bản chất lãi thuần là gì để đánh giá hoạt động kinh doanh. Đồng thời, lãi thuần cũng là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu thu được trong kỳ kinh doanh sau trừ đi những chi phí phát sinh khác nhau bao gồm giá của các sản phẩm hàng hoá đã tiêu thụ được.
Lãi thuần và lãi ròng là 2 định nghĩa khác nhau, cụ thể:
- Lãi thuần: Được xác định là khoản lợi nhuận đã trừ đi các chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh như: lãi vay, quảng cáo, tiền bảo quản, vận chuyển khác nhau.
- Lãi ròng: Đây là khoản lợi nhuận thuần đã được trừ đi những khoản thuế mà doanh nghiệp bắt buộc phải đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Xem thêm:
- BVPS là gì? Ý nghĩa và công thức tính chỉ số BVPS
- CAR là gì?
Công thức tính lãi thuần chính xác nhất
Hiện nay, công thức tính lãi thuần chính xác nhất được xác định như sau:
Lãi thuần = Doanh thu thuần – giá vốn hàng hóa + (Doanh thu hoạt động tài chính – chi phí hoạt động tài chính)- (chi phí bán hàng + chi phí vận hành, quản lý doanh nghiệp)
Một số doanh nghiệp sử dụng công thức tính lãi thuần như sau:
Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần – giá thành sản phẩm tiêu thụ được trong thời gian kinh doanh
Trong đó:
- Doanh thu thuần: Là khoản tiền thu được từ việc bán hàng hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ sau khi đã trừ đi những khoản tiền phải chi khác nhau như: giá hàng bán đã giảm, chiết khấu cho khách hàng, thuế tiêu thụ đặc biệt…
- Giá vốn hàng bán: Là chi phí để có thể hoàn thành các sản phẩm như: Chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển…..
- Doanh thu hoạt động tài chính: Là các khoản tiền thu về nhờ các hoạt động cho thuê tài chính, tiền phát sinh từ bản quyền, lợi nhuận trong các hoạt động kinh doanh sản xuất hay tiền lãi từ việc cho vay.
- Chi phí tài chính: Là những chi phí phục vụ cho các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Vai trò của lãi thuần trong doanh nghiệp
Lãi thuần đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp, vai trò của lãi thuần được xác định như sau:
- Đánh giá mức độ sinh lời của doanh nghiệp: Lãi thuần là thước đo để đánh giá và xem xét tổng quan về doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó đánh giá khả năng sinh lời của toàn bộ doanh nghiệp để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Đưa ra phương án kinh doanh hiệu quả: Dựa vào lãi thuận, doanh nghiệp sẽ biết được các phương án cần triển khai là gì. Lãi thuần giống như là phương tiện thiết yếu để doanh nghiệp biết được đang bị lỗ hay sinh lời để từ đó có hướng giải quyết tốt nhất.
Các chỉ tiêu tỷ suất lãi thuần hiện nay
Bên cạnh việc tìm hiểu lãi thuần là gì, các chỉ tiêu lãi thuần cũng thể hiện được vai trò của mình trong doanh thu của một doanh nghiệp. Tương ứng với một doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tốt, từ đó lãi thuần sẽ cao và việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác là khá dễ dàng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ cạnh tranh được về việc kiểm soát các chi phí kinh doanh hơn so với các doanh nghiệp khác.
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận như sau:
Tỉ suất lãi thuần = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần
Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp dựa vào tỷ suất lãi thuần để nắm được chính xác tình hình kinh doanh mà lãi thuần còn có giá trị giúp các chủ đầu tư ban đầu đưa ra được những đánh giá về khả năng sinh lời của doanh nghiệp đó. Chỉ tiêu này cũng đóng vai trò giúp thúc đẩy doanh nghiệp kiểm soát chi phí vận hành tốt hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Trên đây là tổng hợp thông tin giải đáp cho câu hỏi lãi thuần là gì cũng như các công thức và xác định vai trò của lãi thuần trong doạn nghiệp. Hy vọng các bạn đã nắm được cách tính lãi thuần chính xác và dễ dàng nhất thông qua bài viết này!