Khi một khách hàng vay vốn nhưng không trả được nợ cho Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng thì đó được xem như rủi ro tín dụng với đơn vị cho vay. Vì vậy, để hạn chế những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra thì các đơn vị cần có phương án dự phòng. Hãy cùng Tài Chính 24H tìm hiểu những kiến thức cần biết về dự phòng rủi ro tín dụng qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Dự phòng rủi ro tín dụng là gì?
Dự phòng rủi ro là một khoản tiền được trích lập nhằm mục đích dự phòng cho những trường hợp kinh doanh bị tổn thất có thể xảy ra cho ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, do khách hàng cá nhân hoặc một nhóm khách hàng vay tiền nhưng không thực hiện nghĩa vụ trả lãi và gốc theo cam kết.
Dự phòng rủi ro tín dụng là gì?
Dự phòng rủi ro được tính dựa theo dư nợ gốc và hạch toán vào các khoản chi phí hoạt động của ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng cho vay. Việc xác trích lập ra quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được căn cứ từ việc phân loại nợ tại đơn vị cho vay.
Các đơn vị tín dụng cho vay sẽ căn cứ vào những tiêu chuẩn định tính và định lượng để phân tích, đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các vấn đề xung quanh để phân loại nợ vào các nhóm nợ phù hợp.
Theo đó, ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để làm hạn chế những hậu quả mà rủi ro tín dụng gây ra, đảm bảo quá trình hoạt động ít bị ảnh hưởng bởi những rủi ro này.
Xem thêm:
- Quy trình tín dụng là gì? Phân tích ra sao?
- Tín dụng ngân hàng là gì? Đặc điểm và vai trò của tín dụng ngân hàng
Các loại dự phòng tín dụng
Về cơ bản có 2 loại dự phòng rủi ro tín dụng đó là dự phòng tín dụng cụ thể và dự phòng tín dụng chung, cụ thể như sau:
Dự phòng tín dụng cụ thể
Đây là loại dự phòng tín dụng được trích lập dựa trên những tổn thất có khả năng xảy ra trong tương lai với từng khoản nợ cụ thể. Công thức tính dự phòng tín dụng cụ thể như sau:
Dự phòng cụ thể = Tỷ lệ trích lập x (Số dư khoản nợ – Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo)
Trong đó, giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo và tỷ lệ trích lập dự phòng theo từng nhóm nợ sẽ được Ngân hàng Nhà nước quy định tùy thuộc theo từng thời kỳ.
Có 2 loại dự phòng rủi ro tín dụng đó là dự phòng tín dụng cụ thể và dự phòng tín dụng chung
Dự phòng tín dụng chung
Đây là loại dự phòng được trích lập nhằm mục đích dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra trong tương lai nhưng vẫn chưa xác định được chính xác khi trích lập dự phòng cụ thể. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chung được xây dựng trên cơ sở phân tích các loại nợ và theo tỷ lệ trích lập do Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định.
Tỷ lệ trích lập dự phòng tín dụng chung cụ thể đối với các nhóm nợ được Ngân hàng Nhà nước quy định như sau: Nhóm 1: 0%, Nhóm 2: 5%, Nhóm 3: 20%, Nhóm 4: 50% và Nhóm 5: 100%.
Riêng đối với những các khoản nợ chưa được xử lí thì đơn vị tín dụng phải chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể phù hợp với khả năng tài chính của tổ chức mình. Số tiền dự phòng tín dụng chung cụ thể phải trích được tính theo công thức như sau:
R = max {0, (A – C)} x r
Trong đó:
- R: Đây số tiền dự phòng cụ thể cần phải trích lập
- A: Đây giá trị của các khoản nợ
- C: Đây giá trị của tài sản đã thế chấp hoặc tài sản bảo đảm
- r: Đây tỷ lệ trích lập dự phòng tín dụng cụ thể
Ngoài những khoản dự phòng cụ thể thì các tổ chức tín dụng còn phải trích thêm dự phòng chung được trích bằng 0,75% tổng giá trị của khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Có thể bạn quan tâm:
- Đáo hạn là gì? Các hình thức đáo hạn ngân hàng mà bạn cần biết
- Điểm tín dụng là gì ? Tại sao điểm tín dụng lại quan trọng khi vay tín chấp
Nguyên tắc sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
Những trường hợp mà ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng đó là: Thứ nhất, khách hàng là tổ chức bị giải thể hoặc đã tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật hoặc cá nhân vay tiền bị chết hay bị mất tích. Trường hợp thứ 2 là các khoản nợ đã được phân loại vào nhóm 5.
Nguyên tắc sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của Pháp luật
Ngoài ra, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý rủi ro phải tuân theo nguyên tắc đã được quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 11/2021/TT-NHNN của Pháp luật như sau:
- Các tổ chức tín dụng và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phép sử dụng dự phòng tín dụng đã trích lập để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó.
- Phát mại tài sản bảo đảm để có thể thu hồi nợ: Trong nhiều trường hợp đơn vị tín dụng không thể xử lý khoản nợ thì đơn vị tín dụng sẽ thực hiện việc phát mại tài sản bảo đảm theo thỏa thuận hợp đồng đã ký kết với khách hàng và theo đúng quy định của pháp luật để thu hồi khoản nợ.
- Trường hợp sử dụng dự phòng tín dụng và số tiền thu được từ phát mại tài sản nhưng vẫn không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh của ngân hàng nước ngoài sẽ phải sử dụng dự phòng chung để xử lý.
- Tổ chức tín dụng hoặc các chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hạch toán ngoại bảng phần dư nợ sau đã xử lý rủi ro bằng quỹ dự phòng để đánh giá mức độ thiệt hại và nếu cần thiết thì phải tiếp tục thực hiện các phương án khác để phục hồi khoản vay.
Trên đây là những chia sẻ về dự phòng rủi ro tín dụng, hy vọng đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để thực hiện tốt công việc của mình. Ngoài ra, trên website chính thức của Tài Chính 24H luôn liên tục cập nhật các bài viết hay về chủ đề tài chính rất mong các bạn sẽ thường xuyên ghé đọc.