Thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu là điều thường xảy ra khi người lao động, đối tượng của của bảo hiểm y tế thay đổi nơi ở, nơi công tác. Thủ tục của nó được thực hiện như thế nào? Cùng Tài Chính 24H tìm hiểu ngay trong bài sau nhé!
Thăm khám chữa bệnh là quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế
Mục Lục
- 1 Quy định về nơi khám chữa ban đầu
- 2 Thời gian thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu là khi nào?
- 3 Cần những giấy tờ gì khi thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
- 4 Nộp hồ sơ thay đổi nơi KCB ban đầu ở đâu?
- 5 Quy trình giải quyết hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu?
- 6 Chi phí thay đổi nơi KCBBĐ là bao nhiêu?
- 7 Một số lưu ý khi thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
- 8 Lời kết
Quy định về nơi khám chữa ban đầu
Nơi thăm khám chữa bệnh ban đầu hiểu đơn giản là cơ sở khám và chữa trị bệnh đầu tiên mà người tham gia bảo hiểm y tế đã đăng ký. Trong quá trình khám và chữa bệnh, đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu được xem xét. Nó được phê duyệt trong trường hợp cơ sở đó không đủ điều kiện về cơ sở vật chất để điều trị.
Thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Đó là:
- Quyết định số 595/QĐ-BHXH
- Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi và tiếp tục được bổ sung năm 2014.
- Quy định đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu trong Thông tư số 40/2015/TT-BYT
Người lao động được thay đổi cơ sở khám chữa bệnh theo quy định
Thời gian thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu là khi nào?
Thay đổi nơi khám chữa bệnh trên thẻ bhyt được nhà nước quy định rõ tại Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014:
- Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.
- Tại khoản 73 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH: người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh vào tháng đầu quý
Như vậy, đầu mỗi quý là thời gian người tham gia bảo hiểm y tế chỉ được thay đổi nơi khám chữa bệnh. Cụ thể là khoảng 10 ngày đầu tháng 1, tháng 4, tháng 7 hoặc tháng 10.
Thời gian thay đổi nơi khám chữa bệnh theo quy định là đầu mỗi quý
Cần những giấy tờ gì khi thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
Người tham gia BHYT được quyền thay đổi nơi kcb ban đầu khi thấy cần thiết. Hoặc là điều kiện của cơ sở hiện tại không đáp ứng được yêu cầu chữa bệnh. Điều khoản này được quy định theo luật năm 2004, sửa đổi và bổ sung năm 2018.
Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho những người đóng Bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú ở địa điểm khác.
Thủ tục đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu phải căn cứ khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH. Hồ sơ để hoàn tất thủ tục bao gồm:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT
- Bảng kê thông tin (dành cho các đơn vị làm việc)
- Thẻ bảo hiểm y tế cũ.
Có thể bạn quan tâm: Mua bảo hiểm y tế ở đâu? Cách mua bảo hiểm y tế như thế nào?
Nộp hồ sơ thay đổi nơi KCB ban đầu ở đâu?
Khi muốn thay đổi nơi đăng ký kcb ban đầu 2019, công dân cần nộp hồ sơ đến nhừng địa chỉ sau:
- Đối với người tham gia bảo hiểm y tế do bảo hiểm xã hội cấp huyện thu thì nộp tại cấp huyện.
- Người tham gia bảo hiểm y tế tại các đơn vị do bảo hiểm xã hội cấp tỉnh trực tiếp thu thì nộp tại tỉnh.
Người lao động có thể thay đổi tuyến khám bệnh nếu thật sự cần thiết
Quy trình giải quyết hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu?
- Bước 1: Công dân cần huẩn bị hồ sơ đầy đủ khi muốn thay đổi nơi đăng ký kcb ban đầu. Hồ sơ phải bao gồm: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội, thẻ BHYT cũ còn giá trị sử dụng, CMND hoặc là CCCD.
- Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu vào mỗi qúy cho BHXH cấp huyện hoặc cấp tỉnh.
- Bước 3: Chờ cơ quan có thẩm quyền (BHXH huyện/ tỉnh) giải quyết. Đơn vị giải quyết sẽ phát giấy hẹn, công dân chỉ cần đến theo giấy hẹn để nhận kết quả. Nếu nộp qua web BHXH thì sẽ nhận thông báo qua mail.
- Bước 4: Người lao động nhận thẻ BHXH đã được thay đổi nơi khám chữa bệnh và bắt đầu đăng ký lại tại cơ sở mới.
Chi phí thay đổi nơi KCBBĐ là bao nhiêu?
- Theo quy định tại khoản 3, Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu 2018 trở về sau đều phải giải quyết trong 3 ngày.
- Ngoài ra, cán bộ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tuyệt đối không thu chi phí nào.
Thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh là hoàn toàn miễn phí
Một số lưu ý khi thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
- Khi thay đổi nơi thăm khám chữa bệnh ban đầu, công dân lưu ý chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chính xác để tránh làm mất thời gian.
- Người lao động cũng cần lưu tâm đến thời gian được làm thủ tục, thời gian hoàn thành thủ tục trên giấy hẹn để được giải quyết nhanh nhất có thể.
- Cuối cùng, thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh do nhà nước chịu mọi kinh phí. Công dân hoàn toàn không phải trả thêm một chi phí nào khi thực hiện tại BHXH tỉnh, huyện.
Lời kết
Mong rằng những thông tin về thủ tục thay đổi nơi thăm khám chữa bệnh ban đầu trên đây đã giúp ích cho bạn. Hẹn gặp bạn đọc trong những bài viết tiếp theo của chúng tôi để tìm hiểu nhiều hơn về các giấy tờ liên quan đến BHYT, BHXH.