• Trang chủ
  • Kiến thức
  • GDP là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số GDP thực tế như thế nào?

GDP là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số GDP thực tế như thế nào?

Trong lĩnh vực kinh thế có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành được các chuyên gia sử dụng thường xuyên. Với GDP không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm, hiểu rõ về cách tính cũng như những vấn đề đang xoay quanh tại thời điểm này. Nếu bạn là một người thường xuyên xem các bản tin thời sự hoặc yêu thích môn học Địa lý thì chắc chắn khái niệm GDP là gì đã trở nên quá đỗi quen thuộc. Khái niệm này thường xuyên được nhắc đến nhằm đánh giá tổng quan tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế hay mức độ phát triển của một quốc gia nào đó.

Vậy GDP là gì? Ý nghĩa và cách tính GDP thực tế như thế nào? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

GDP là gì? GDP viết tắt của từ gì trong tiếng Anh?

GDP là một thuật ngữ từ viết tắt của cụm từ Gross Domestic Product có nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội (hay còn gọi là tổng sản phẩm nội địa). Xét về bản chất thì GDP chính là một chỉ số được đưa ra để đánh giá tổng quan về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, đánh giá về mức độ phát triển của một vùng/ quốc gia.

Định nghĩa GDP -  Tổng sản phẩm quốc nội
Định nghĩa GDP – Tổng sản phẩm quốc nội

GDP là giá trị của tất cả các loại hàng hóa, tất cả các loại dịch vụ được trên một vùng lãnh thổ trong một khoảng thời gian quy định. Giá trị của GDP trong mỗi một loại hình hàng hóa/ dịch vụ… thường được tính trong khoảng thời gian từ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm tùy thuộc vào từng lĩnh vực. Tất cả những sản phẩm, dịch vụ, ngành nghề đều được tính bởi giá trị GDP thậm chí cả công ty nước ngoài ở trong quốc gia đó.

Có thể nói, chỉ số GDP là chỉ số kinh tế được nhiều người quan tâm nhất. Bởi chúng phản ánh mức độ tiêu dùng để đo lường tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được cung cấp ra ngoài thị trường trong một thời kỳ nhất định. Chỉ số GDP càng tăng cao càng cho thấy quốc gia đang ngày càng phát triển và có những bước tiến mới.

Ý nghĩa của chỉ số GDP

Có thể nói chỉ số GDP rất quan trọng. Chúng phản ánh sự phát triển, mức độ tăng trưởng của nền kinh tế của một quốc gia. Đồng thời, thể hiện sự biến động của các sản phẩm, hàng hóa trong một thời gian nhất định.

Nếu như chỉ số GDP giảm thì sẽ tác động rất xấu tới nền kinh tế và gây ra nhiều hậu quả xấu như tình trạng suy thoái kinh tế, lạm phát, thất nghiệp,…Không chỉ thế, chỉ số GDP bị suy giảm còn ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp khiến đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn hơn.

GDP có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế của một quốc gia?
GDP có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế của một quốc gia?

Ngược lại với tình trạng GDP suy giảm, nếu chỉ số GDP tăng trưởng thì chắc chắn điều này cho thấy cuộc sống của người dân đang dần ổn định và sung túc hơn. Chưa kể, nền kinh tế của quốc gia đang ngày càng trở nên phát triển và đạt được nhiều thành công hơn.

GDP được dùng để xác định sức khỏe của nền kinh tế cũng như đo lường tác động của lạm phát và giảm phát.

Tăng trưởng GDP qua các quý liên tiếp cho thấy nền kinh tế đang phát triển mở rộng. Nếu GPD tiếp tục tăng trưởng, điều này có thể báo hiệu rằng có thể có nguy cơ lạm phát và các nhà hoạch định chính sách nên tăng lãi suất nhằm giảm bớt những hậu quả của tăng trưởng.

Nếu tốc độ tăng trưởng GDP âm trong hai quý liên tiếp trở lên thì được coi là suy thoái. Điều này giúp các nhà hoạt động chính sách thấy rằng cần có các biện pháp tăng cường hoạt động kinh tế, như giảm lãi suất hoặc in thêm tiền để duy trì sự ổn định.

Những khái niệm liên quan đến chỉ số GDP

Bên cạnh việc phản ánh về mức độ tăng trưởng kinh tế thì chỉ số GDP cũng còn mang nhiều ý nghĩa khác. Tuy nhiên để biết được những ý nghĩa đó, chúng ta phải xem qua một vài khái niệm mới về chỉ số GDP.

Theo đó, Chỉ số GDP được chia ra thành nhiều loại khác nhau. Nếu các bạn chỉ giải nghĩa GDP là gì thôi thì vẫn chưa đủ. Chính vì thế, chúng tôi đã tập hợp lại đầy đủ các loại GDP ở dưới đây để giúp các bạn có thể hiểu sâu hơn về chỉ số này.

GDP thực tế là gì?

GDP thực tế là tổng sản phẩm nội địa tính theo sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của năm nghiên cứu còn giá cả tính theo năm gốc do đó còn gọi là GDP theo giá so sánh. Theo cách tính toán về tài chính – tiền tệ thì GDP thực tế là hiệu số của GDP tiềm năng trừ đi chỉ số lạm phát CPI trong cùng một khoảng thời gian dùng để tính toán chỉ số GDP đó.

GDP danh nghĩa là gì?

GDP danh nghĩa là tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá của thời kỳ đó. Do vậy còn gọi là GDP theo giá hiện hành.

GDP xanh là gì?

Bạn có thể hiểu GDP xanh chính là phần GDP còn lại sau khi đã khấu trừ một khoản chi phí cần thiết được sử dụng để khắc phục hậu quả từ quá trình sản xuất đến môi trường.

GDP bình quân đầu người là gì?

GDP bình quân đầu người được hiểu là chỉ số thống kê kinh tế được thể hiện trên quá trình sản xuất, kinh doanh tính theo bình quân đầu người tại một quốc gia trong vòng 1 năm.

Dựa vào những dữ liệu có sẵn, chúng ta sẽ có công thức tính GDP bình quân đầu người như sau:

GDP bình quân đầu người = Tổng sản phẩm trong nước trong năm / Dân số trung bình trong cùng năm

Chỉ số GDP bình quân đầu người cao sẽ tỉ lệ thuận với mức thu nhập và đời sống của nhân dân tại đất nước đó. Tuy nhiên, theo nhiều kết quả cho thấy những quốc gia có chỉ số GDP cao chưa chắc đã là những quốc gia có mức sống cao nhất.

Cách tính chỉ số GDP phổ biến nhất hiện nay

Một trong những công thức tính GDP
Một trong những công thức tính GDP

Có ba cách khác nhau để tính toán GDP của một quốc gia, và về mặt lý thuyết thì tất cả các cách này đều cho ra kết quả như nhau.

  • Tính theo chi tiêu: Là giá trị của tất cả hàng hóa dịch vụ được mua trong nước cộng với xuất khẩu ròng của một quốc gia sang các quốc gia khác.
  • Tính theo thu nhập: Là thu nhập của tất cả các cá nhân và doanh nghiệp trong một nước.
  • Tính theo sản xuất: Là giá trị thị trường của các sản phẩm dịch vụ được sản xuất trong nước.

Tính GDP theo phương pháp chi tiêu (tính tổng chi tiêu)

GDP của một quốc gia sẽ được tính bằng cách lấy tổng tất cả số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó dùng để mua sắm và sử dụng dịch vụ. Ta có công thức sau:

GDP = tiêu dùng + đầu tư + chi tiêu của chính phủ + (xuất khẩu – nhập khẩu).

Trong đó:

  • Tiêu dùng: chiếm giá trị lớn nhất trong GDP, là bất cứ thứ gì mà một hộ gia đình mua sắm, chẳng hạn như thực phẩm, quần áo cũng như tiền thuê nhà, tiền sửa xe,…
  • Đầu tư: mua sắm thiết bị hoặc vật liệu mới cho một doanh nghiệp. Ví dụ, một doanh nghiệp mua máy tính mới cho nhân viên, các hộ gia đình mua tài sản như đất đai.
  • Chi tiêu chính phủ: tổng các khoản chi mà chính phủ đã chi tiền vào đó. Chẳng hạn như bất kỳ sản phẩm vật chất chính phủ đã mua, như xe cứu hỏa, tàu hỏa, các khoản tiền lương của nhân viên chính phủ, chẳng hạn như giáo viên.

Tính GDP theo phương pháp chi phí (tính theo thu nhập)

Được tính bằng công thức:

GDP = Tiền lương của người lao động + tổng thặng dư hoạt động + tổng thu nhập hỗn hợp + (thuế – trợ cấp sản xuất và nhập khẩu).

Tiền lương của người lao động là toàn bộ các khoản tiền trả cho người lao động. Số tiền này cũng bao gồm các khoản thanh toán phúc lợi như an sinh xã hội.

Tổng thặng dư hoạt động: về cơ bản là lợi nhuận của các doanh nghiệp được tổng hợp lại. Hầu hết các doanh nghiệp lớn với nhiều nhân viên cũng được tính trong khoản này.

Tổng thu nhập hỗn hợp là lợi nhuận của các doanh nghiệp nhỏ lẻ, cửa hàng kinh doanh nhỏ,..

Tính GDP theo phương pháp sản xuất

Công thức tính:

GDP = Giá trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu hoặc GDP = Giá trị sản xuất – chi phí trung gian + thuế nhập khẩu

Giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế có thể là: Tiền công, thu nhập của người sản xuất, bảo hiểm, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định, giá trị thặng dư, các thu nhập khác…

Cách tính GDP thực tế và tính GDP danh nghĩa

GDP thực tế và tính GDP danh nghĩa khá liên quan tới nhau. Để tính được GDP thực tế thì các bạn phải tính được GDP danh nghĩa trước. Cụ thể, công thức tính GDP thực tế như sau:

GDP thực tế = GDP danh nghĩa / Hệ số giảm phát GDP

Giả sử nền kinh tế tăng 1% so với năm trước thì ta sẽ có được hệ số giảm phát GDP là 1+1% = 1.01. Tiếp theo, cho chỉ số GDP danh nghĩa là $1.000.000, thì GDP thực tế được tính như sau:

GDP thực tế = $1.000.000 : 1.01 = $990.099

Khi chỉ số GDP danh nghĩa cao hơn GDP thực tế thì tình trạng lạm phát sẽ xảy ra. Còn khi GDP thực tế cao hơn GDP danh nghĩa thì tình trạng giảm phát sẽ xảy ra đối với nền kinh tế.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số GDP

GDP chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau thuộc phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Tuy vậy có 3 yếu tố ảnh hưởng cụ thể đến thông số GDP. Cụ thể:

Dân số

Dân số là nguồn cung cấp lao động cho xã hội để tạo ra của cải vật chất và tinh thần, tuy nhiên cùng lúc đó là đối tượng tiêu thụ các hàng hóa, loại hình dịch vụ do chính con người tạo ra. Thế nên, dân số và GDP có mối quan hệ tương tác và không thể tách rời. Dân số chính chính là yếu tố giúp bạn dễ dàng tính toán GDP bình quân đầu người của một quốc gia tại một thời điểm cụ thể.

FDI

FDI (tiếng Anh là Foreign Direct Investment) là chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài, một hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác bằng cách cài đặt nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh. Đây là một nhân tố cần thiết trong quá trình tạo ra sản phẩm vì FDI sẽ gồm có tiền bạc, vật chất, phương tiện sản xuất, cơ sở hạ tầng và các hoạt động xã hội ảnh hưởng. Như vậy FDI sẽ có những mặt tác động đến việc tính toán thông số GDP.

Lạm phát

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đấy. Đây là một thông số rất được quan tâm trong ngành nghề kinh tế.

Quá trình kinh tế của một quốc gia mong muốn tăng trưởng ở cấp độ cao thì phải chấp thuận lạm phát với một cấp độ cụ thể. Thế nhưng, khi lạm phát tăng cao quá mức cho phép, nó sẽ gây ra sự ngộ nhận cho sự phát triển GDP và dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Có rất nhiều lý do dẫn đến lạm phát và nhà nước luôn phải có các chính sách nhằm kiểm soát lạm phát.

Phân biệt GDP và GNP

So sánh giữa GDP và GNP
So sánh giữa GDP và GNP

GDP và GNP đều là khái niệm thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô, dùng để đánh giá tốc độ phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ hai khái niệm này để tránh nhầm lẫn.

Giống nhau:

Hai chỉ số này đều được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Chúng đều là con số cuối cùng của một quốc gia/năm và đều được xác định bằng công thức cụ thể.

Khác nhau:

GDP là chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (trong nước) còn GNP là chỉ số phản ánh tổng sản phẩm quốc dân (trong nước và ngoài nước).

Chỉ số GDP là toàn bộ giá trị được các thành phần kinh tế hoạt động trong lãnh thổ của quốc gia đó tạo ra trong khoảng thời gian 1 năm còn GNP là toàn bộ giá trị được công dân mang quốc tịch nước đó sản xuất ra trong thời gian 1 năm. Công dân quốc gia đó có thể tạo ra các giá trị ở cả trong và ngoài lãnh thổ quốc gia đó.

So sánh chỉ số GDP và CPI

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là hai thước đo lạm phát, là những chỉ số được sử dụng để đo lường kinh tế vĩ mô. Mặc dù mọi người có thể bối rối về cách phân biệt cái này với cái kia, nhưng chỉ số CPI và GDP có mục đích riêng là tại sao chúng tồn tại và được sử dụng để xác định tỷ lệ lạm phát của một quốc gia.

Tiêu chí so sánh Chỉ số giảm phát GDP (GDP Deflator) Chỉ số CPI (Consumer Price Index)
Giống nhau Hai chỉ số chính để đo lường kinh tế vĩ mô.
Khác nhau
Bản chất Đo lường tất cả giá hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra. Đo lường giá hàng hóa và dịch vụ được mua bởi người tiêu dùng (không bao gồm giá hàng hóa và dịch vụ được mua bởi chính phủ, các hãng)
Giá trị tính Chỉ tính cho hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước Tính cho tất cả hàng hóa và dịch vụ được mua, kể cả hàng hóa nhập khẩu
Tính thay đổi Có sự thay đổi.Tức là chỉ số này cho phép có sự thay đổi của giỏ hàng hóa khi mà các thành phần GDP thay đổi. Được gọi là Paasche index Cố định sự ảnh hưởng. Nghĩa là nó được tính toán bởi giỏ hàng cố định. Được gọi là chỉ số Laspeyres index
Ý nghĩa Giảm bớt xu hướng gia tăng chi phí đời sống Đo lường chi phí cho đời sống.

Những hạn chế của chỉ số GDP

Mặc dù GDP được sử dụng rộng rãi trong kinh tế, giá trị của nó như là một chỉ số vẫn đang là vấn đề có thể gây tranh cãi sau:

  • Kết quả tính GDP theo các phương thức khác nhau làm người ta bối rối với sự không đồng nhất, đặc biệt là khi so sánh xuyên quốc gia.
  • GDP, như một chỉ số về quy mô của nền kinh tế, nhưng lại không chuẩn xác trong đánh giá mức sống.
  • GDP không tính đến kinh tế ngầm, kinh tế phi tiền tệ như kinh tế trao đổi, các công việc tình nguyện, chăm sóc trẻ em miễn phí do các ông bố bà mẹ (không làm việc) đảm nhiệm hay sản xuất hàng hóa tại gia đình, giá trị của thời gian nghỉ ngơi và ô nhiễm môi trường. Vì vậy, tại các nước mà việc kinh doanh thực thi một cách không chính thức chiếm phần lớn thì số liệu của GDP sẽ kém chính xác.
  • GDP không tính đến tính hài hòa của sự phát triển. Ví dụ một nước có thể có tốc độ tăng trưởng GDP cao do khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.
  • GDP tính cả những công việc không đem lại lợi ích ròng và không tính đến những hiệu ứng tiêu cực. Ví dụ, một xí nghiệp làm tăng GDP nhưng gây ô nhiễm một con sông và người ta phải đầu tư để cải tạo lại môi trường.  Việc này cũng làm tăng GDP.
  • GDP cũng không cho ta sự phản ánh trung thực của sự phân chia lợi ích trong phạm vi đất nước. Có thể có những nhóm người không thu được lợi ích gì từ lợi ích kinh tế chung. GDP cao có thể là kết quả của một số người giàu có đem lại cho nền kinh tế trong khi phần lớn dân chúng sống dưới mức nghèo khổ.

Bảng xếp hạng 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới năm 2019 – 2020 tính theo GDP

Năm tài chính 2019 – 2020 dù kinh tế có một số biến động nhất định nhưng tốc độ tăng trưởng GDP tại một số nước vẫn được kiểm soát. Dưới đây là top 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới năm 2019 – 2020 tính theo GDP được chúng tôi hệ thống theo thứ tự giảm dần.

STT

Quốc gia

GDP danh nghĩa

GDP (PPP) – sức mua tương đương

1

Mỹ

21,3 nghìn tỷ USD

21 nghìn tỷ USD

2

Trung Quốc

14,2 nghìn tỷ USD

27,3 nghìn tỷ USD

3

Nhật Bản

5,18 nghìn tỷ USD

5,75 nghìn tỷ USD

4

Đức

4 nghìn tỷ USD

4.356 nghìn tỷ USD

5

Ấn Độ

2.972 nghìn tỷ USD

11.468 nghìn tỷ USD

6

Anh

2,829 nghìn tỷ USD

3.128 nghìn tỷ USD

7

Pháp

2.761 nghìn tỷ USD

3.054 nghìn tỷ USD

8

Ý

1,847 nghìn tỷ USD

3,456 nghìn tỷ USD

9

Brazil

1,847 nghìn tỷ USD

3,456 nghìn tỷ

10

Canada

1,82 nghìn tỷ đô la USD

1,93 nghìn tỷ USD

Kết luận

GDP là thuật ngữ chuyên ngành kinh tế được sử dụng vô cùng rộng rãi. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được chi tiết về nó. Trong bài viết này Tài Chính 24H đã tổng hợp được những thông tin cơ bản và cần thiết về GDP là gì? hy vọng sẽ hữu ích đối và có cái nhìn bao quát hơn với tất cả đọc giả quan tâm

Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tài Chính 24h cập nhật Giá vàng – Tỷ giá Ngoại tệ – Lãi suất – Cung cấp kiến thức về Tài chính, Forex, Chứng khoán. Với đội ngũ content có nhiều năm kinh nghiệm hy vọng sẽ mang lại cho bạn những bài viết chất lượng.

author nguyenbathanh 618859d3
Nguyễn Bá Thành
Chào mọi người, mình là Thành. Với 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và kiến thức về Tài chính, Crypto, Forex và Chứng khoán. Hy vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.
Chuyển đổi ngoại tệ
Ngoại tệ cần quy đổi
5/5 - (1 bình chọn)

Về chúng tôi

taichinh24h

Tài Chính 24h Cập Nhật Giá Vàng - Tỷ Giá Ngoại Tệ - Lãi Suất - Cung Cấp Kiến Thức Về Tài Chính, Forex, Chứng Khoán.

Giá Vàng

Vàng SJC
Bảo Tín Minh Châu
Vàng PNG
DOJI Giá vàng Phú
Quý Biểu đồ SJC

Liên hệ

  • Email: taichinh24h.com.vn@gmail.com
  • Website: https://taichinh24h.com.vn
    0
    Chúng tôi muốn được nghe bình luận góp ý của bạnx