Mỗi thẻ ATM đều sẽ có một mã số riêng để giúp ngân hàng dễ dàng quản lý các hoạt động có liên quan đến thẻ. Vậy số thẻ ATM là gì? Có mấy số? Khác số tài khoản ra sao? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu các thông tin về số thẻ ATM trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
- 1 Số thẻ ATM là gì?
- 2 Số thẻ ATM có bao nhiêu số?
- 3 Cấu trúc số thẻ ATM
- 4 Khi nào số thẻ ATM được sử dụng?
- 5 Phân biệt số thẻ ATM và số tài khoản ngân hàng
- 6 Chuyển tiền qua số thẻ ATM có được không?
- 7 Cách chuyển tiền qua số thẻ ATM
- 8 Nên chuyển tiền qua số thẻ hay số tài khoản?
- 9 Lưu ý khi giao dịch qua số thẻ và số tài khoản
- 10 Kết luận
Số thẻ ATM là gì?
Số thẻ ngân giống tương tự như một mã khách hàng có tác dụng chính là để ngân hàng quản lý dễ hơn về tất cả các hoạt động của người dùng trong thẻ.
Số thẻ ATM thường được các ngân hàng in trực tiếp lên mặt thẻ. Người dùng khi thực hiện các giao dịch nên lưu ý rằng phải sử dụng số tài khoản ngân hàng chứ không phải số thẻ. Tùy vào mỗi ngân hàng mà số thẻ ATM và số tài khoản ngân hàng được quy định theo các cấu trúc số khác nhau.
Xem thêm:
- Cách kích hoạt thẻ ATM đơn giản không cần đến Ngân hàng
- Thẻ Chip là gì? Lý do sử dụng thẻ ATM gắn Chip?
Số thẻ ATM có bao nhiêu số?
Theo quy định hiện nay khi làm thẻ ATM của các ngân hàng được phát hành sẽ có hai loại như sau:
- Loại 1: 16 số
- Loại 2: 19 số
Ví dụ: Ngân hàng Vietcombank có dãy số in trên thẻ là 19 chữ số hay ngân hàng BIDV là 16 chữ số.
Cấu trúc số thẻ ATM
Thẻ ATM có cấu trúc gồm 4 phần, trong đó mỗi phần sẽ thể hiện 1 đặc điểm riêng biệt:
- 4 chữ số đầu: Đây là mã ấn định của nhà nước hay còn được gọi là mã PIN
- 2 chữ số tiếp là mã của ngân hàng phát hành thẻ.
- 4 chữ số sau chính là số CIF của khách hàng đó
- Các chữ số cuối còn lại trong dãy số thẻ dùng để phân biệt số tài khoản của khách hàng.
Khi nào số thẻ ATM được sử dụng?
Như đã nói ở phần trên thì số thẻ ATM được ngân hàng dùng để quản lý các giao dịch thông qua thẻ do người dùng đã sử dụng. Còn đối với khách hàng thì số thẻ ATM có thể được sử dụng trong những trường hợp như sau:
- Thanh toán các hóa đơn mua sắm và dịch vụ online: Khách hàng có thể dễ dàng thanh toán các hóa đơn mua sắm trên các trang mạng điện tử, ứng dụng shopping trực tuyến hoặc đặt vé máy bay và các dịch vụ khác online. Khi đến phần thanh toán bạn chỉ cần điền số thẻ ATM và tiến hành thanh toán.
- Kết nối và nạp tiền vào ví điện tử: Hầu hết các ví điện tử là gì là gì phổ biến hiện nay như MoMo, Moca, VinID,… đều yêu cầu khách hàng tiến hành kết nối ví với thẻ ATM để nạp và rút tiền vào ví để chi tiêu. Ở bước liên kết với thẻ ngân hàng bạn cần phải điền số thẻ tương ứng và mã pin của thẻ ngân hàng.
- Chuyển khoản: số thẻ ngân hàng cũng được sử dụng để chuyển tiền vào thẻ khi cần. Bạn có thể chuyển tiền theo số thẻ có thể được thực hiện tại các cây ATM, ngân hàng điện tử hoặc tại phòng giao dịch ngân hàng.
Phân biệt số thẻ ATM và số tài khoản ngân hàng
Hiện tại vẫn còn có rất nhiều khách hàng bị nhầm lẫn giữa số tài khoản ngân hàng và số thẻ ATM. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi sẽ đưa ra bảng so sánh sự khác biệt của 2 loại mã số này như sau.
Nội dung |
Số thẻ ATM |
Số tài khoản |
Nơi ghi |
Được in nổi trực tiếp ở trên mặt trước thẻ ATM |
Được ngân hàng cung cấp trên tờ giấy ghi hoặc qua email |
Cấu trúc |
Gồm 16 hoặc 19 chữ số, có cấu trúc gồm 4 phần đó là: 4 chữ số đầu là mã PIN, 2 chữ số tiếp theo là mã của ngân hàng. 4 chữ số sau là mã số CIF của khách hàng, các chữ số còn lại là số ngẫu nhiên để phân biệt tài khoản của từng khách hàng |
Gồm từ 8-15 số tùy theo từng ngân hàng khác nhau, trong đó bao gồm: 3 chữ số đầu thường là số đại diện của ngân hàng. Các chữ số còn lại là ngẫu nhiên theo đúng quy định của ngân hàng để dễ dàng phân biệt tài khoản khách hàng |
Chức năng |
Giúp ngân hàng dễ dàng quản lý tất cả các hoạt động của người dùng trong thẻ. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng số thẻ để thực hiện các giao dịch chuyển tiền trực tuyến. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng đều triển khai dịch vụ chuyển tiền qua thẻ. |
Được sử dụng khá phổ biến trong các giao dịch chuyển tiền, nhận tiền và thanh toán hóa đơn mua sắm, dịch vụ. |
Chuyển tiền qua số thẻ ATM có được không?
Thông thường khi bạn chuyển khoản qua số tài khoản thì bạn sẽ phải tốn một khoảng thời gian từ vài tiếng. Thậm chí có thể lên đến 24h để người nhận nhận được tiền, đặc biệt là vào ngày cuối tuần.
Nếu như bạn chuyển khoản trong thứ 6 thì đa số các ngân hàng chỉ tiến hành giao dịch vào đầu tuần sau. Như vậy, những lúc bạn cần tiền khẩn cấp để mua sắm hoặc giải quyết vấn đề gì đó thì sẽ bị gián đoạn.
Để giải quyết được tình trạng này thì các ngân hàng đã liên kết với nhau cho ra đợi tính năng chuyển tiền qua số thẻ nhưng lại chỉ áp dụng cho thẻ ghi nợ (hay còn gọi là thẻ debit).
Xem thêm:
- Số thẻ tín dụng là gì? Ý nghĩa của số thẻ tín dụng hợp lệ
- Số thẻ Visa là gì? Ý nghĩa của những con số trên thẻ Visa
Cách chuyển tiền qua số thẻ ATM
Bạn có thể dễ dàng chuyển tiền bằng thẻ ATM hoặc số tài khoản ngân hàng thông qua các hình thức sau:
- Chuyển tiền trực tiếp tại các Chi nhánh hoặc PGD của ngân hàng
- Chuyển tiền thông qua dịch vụ Internet Banking/Mobile Banking
- Chuyển tiền qua các điểm ATM
Nên chuyển tiền qua số thẻ hay số tài khoản?
Chuyển tiền qua số thẻ hay số tài khoản đều sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng. Tùy theo từng trường hợp và nhu cầu mà bạn hãy cân nhắc lựa chọn hình thức chuyển tiền phù hợp.
Nội dung |
Chuyển tiền qua số thẻ |
Chuyển tiền qua số tài khoản |
Ưu điểm |
Chỉ cần có số thẻ là bạn đã có thể chuyển được tiền Có thể dễ dàng chuyển khoản cho số thẻ trong cùng hệ thống ngân hàng hoặc khác hệ thống ngân hàng |
Hiển thị thông tin của chủ tài khoản như: tên chủ khoản, chi nhánh ngân hàng,… trước khi chuyển khoản giúp hạn chế được tình trạng chuyển khoản nhầm. Dễ dàng chuyển khoản trong cùng hệ thống ngân hàng |
Hạn chế |
Không phải tất cả các ngân hàng hiện nay đều cho phép chuyển tiền qua thẻ |
Chuyển khoản khác ngân hàng theo hình thức chuyển thì thường có thể mất vài tiếng cho đến vài ngày để người nhận có thể nhận được tiền. |
Lưu ý khi giao dịch qua số thẻ và số tài khoản
Sau đây là những lưu ý bạn cần phải nắm vững để không gặp phải sai sót, nhầm lẫn khi thực hiện các giao dịch số thẻ và số tài khoản.
- Tránh nhầm lẫn số thẻ với số tài khoản khi thực hiện các giao dịch.
- Nếu như bạn đang thực hiện giao dịch nhưng lại nhận được thông báo là thông tin sai thì hãy kiểm tra lại xem bạn có đang nhầm số thẻ với số tài khoản hoặc ngược lại hay không.
- Không phải ngân hàng nào cũng cho phép khách hàng thực hiện chuyển tiền qua thẻ. Chỉ có những ngân hàng thuộc hệ thống Napas thì mới có thể chuyển khoản qua số thẻ cho nhau.
- Việc chuyển tiền khác tài khoản theo hình thức chuyển thường thì sẽ mất thời gian hơn để tài khoản thụ hưởng có thể nhận được tiền.
- Số thẻ luôn được bảo mật tuyệt đối. Bởi vì kẻ gian chỉ cần biết được số thẻ của bạn thì có thể đánh cắp được thông tin thẻ và thực hiện những giao dịch bất hợp pháp.
Hiện tại có 27 ngân hàng thuộc hệ thống của Napas, đó là: VietinBank, Agribank, Vietcombank, ACB, Sacombank, Eximbank, MB, VIB, VPBank, LienVietPostBank, SHB, HDBank, OceanBank, ABBank, VietABank, BacABank, TPBank, PGBank, BaoVietBank, OCB, GPBank, MHB, Hongleong Bank, Navibank,SeaBank, DongABank.
Kết luận
Trên đây là các thông tin về số thẻ ATM, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn nắm được những điều cần thiết để thuận lợi khi dùng thẻ ATM. Ngoài ra, nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được chúng tôi hỗ trợ trực tuyến thì hãy để lại bình luận dưới đây nhé.
Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn