Thẻ ghi nợ nội địa là phương tiện thanh toán vô cùng tiện lợi thay cho tiền mặt. Mỗi thẻ sẽ có một mã số riêng được gọi là số thẻ ghi nợ giúp việc thanh toán online trở nên đơn giản nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về thẻ ghi nợ nội địa là gì và lợi ích khi sử dụng loại thẻ này.
Mục Lục
- 1 Thẻ ghi nợ nội địa là gì?
- 2 Đánh giá ưu và nhược điểm khi sử dụng thẻ ghi nợ nội địa
- 3 Phân biệt thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế
- 4 Cách sử dụng thẻ ghi nợ nội địa hiệu quả
- 5 Hướng dẫn cách làm thẻ ghi nợ nội địa nhanh nhất
- 6 Nên làm thẻ ghi nợ nội địa ngân hàng nào tốt nhất?
- 7 Biểu phí thẻ ghi nợ nội địa các ngân hàng
- 8 Những lưu ý khi sử dụng thẻ ghi nợ nội địa
- 9 Kết luận
Thẻ ghi nợ nội địa là gì?
Thẻ ghi nợ nội địa là một loại thẻ ATM phổ biến nhất hiện nay. Ngân hàng phát hành thẻ này cho khách hàng sau khi mở tài khoản thanh toán và chủ thẻ dùng tiền của chính mình để chuyển khoản, thanh toán hóa đơn mua sắm, dịch vụ hoặc rút tiền tại máy ATM.
Theo tiêu chuẩn thì thẻ ngân hàng bao gồm tất cả các loại thẻ vật lý của ngân hàng gồm 3 loại chính là thẻ trả trước, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Trong đó, thẻ ghi nợ nội địa được coi là một loại của thẻ ghi nợ.
Xem thêm:
- Các loại thẻ ATM Agribank: Lợi ích, Biểu phí và cách làm thẻ
- Thẻ ATM Vietcombank: Phân Loại, Biểu Phí và Cách Làm Thẻ ATM VCB
Đánh giá ưu và nhược điểm khi sử dụng thẻ ghi nợ nội địa
Thẻ ghi nợ nội địa có rất nhiều ưu điểm nổi trội hấp dẫn khách hàng nhưng cũng có một số nhược điểm nhất định, cụ thể như sau:
Ưu điểm
- Chủ thẻ có thể dễ dàng rút và chuyển tiền nhanh chóng tại tất cả các cây ATM trên toàn quốc, kể cả là cây ATM của các ngân hàng khác.
- Thanh toán trực tiếp thông qua máy quẹt thẻ tại các cửa hàng một cách nhanh chóng, an toàn mà không cần dùng tiền mặt.
- Có thể sử dụng dịch vụ Internet Banking để thực hiện thanh toán chi tiêu, mua sắm trực tuyến và quản lý số dư một cách hiệu quả nhất.
- An toàn hơn vì không cần phải mang theo nhiều tiền mặt bên người.
- Người dùng khi sử dụng thẻ ghi nợ nội địa có thể được hưởng rất nhiều ưu đãi từ các nhà cung cấp dịch vụ khi thực hiện thanh toán online.
Nhược điểm
- Chỉ sử dụng để thực hiện các giao dịch nội địa.
- Hạn mức chi trả bị giới hạn ở mức không cao.
- Nếu như chủ thẻ để lộ mã PIN xác thực thẻ thì sẽ rất dễ bị ảnh hưởng đến bảo mật và an toàn thẻ.
Phân biệt thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế
Thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế có nhiều điểm khác biệt. Và để hiểu rõ hơn về 2 loại thẻ này thì chúng ta hãy tham khảo bảng so sánh theo các tiêu chí cơ bản dưới đây:
Tiêu chí |
Thẻ ghi nợ nội địa |
Thẻ ghi nợ quốc tế |
Đơn vị phát hành |
Do các ngân hàng trong nước thực hiện phát hành |
Liên kết giữa ngân hàng trong nước với một tổ chức tài chính quốc tế |
Phạm vi sử dụng |
Chỉ có thể thực hiện giao dịch ở phạm vi trong nước. |
Có thể thực hiện được các giao dịch ở trong nước và ở trên phạm vi toàn cầu. |
Cấu tạo thẻ |
Đa số là thẻ từ và trên thẻ có đầy đủ các thông tin đó là: tên ngân hàng, logo ngân hàng, |
Hầu hết đều là thẻ chip. Trên thẻ có đầy đủ các thông tin cơ bản như: |
Tính bảo mật |
Trung bình vì thẻ từ luôn có tính chất dễ sao chép. |
Độ bảo mật cao hơn vì khó bị sao chép. |
Mức phí thường niên và duy trì thẻ |
|
Mức phí thường niên và duy trì thẻ sẽ |
Chương trình ưu đãi |
Có ít chương trình ưu đãi đi kèm |
Thường xuyên Có rất nhiều ưu đãi, giảm giá sâu. |
Số tiền rút tối đa tại ATM/ngày |
Tối đa là 50 triệu đồng/ngày |
Tối đa là từ 50 – 100 triệu đồng/ngày, tùy thuộc vào quy định từng ngân hàng. |
Hạn mức chuyển khoản |
Tối đa là 100 triệu đồng/ngày |
Từ tối thiểu 100 triệu đồng/ngày đến không giới hạn, tùy thuộc vào quy định từng ngân hàng |
Cách sử dụng thẻ ghi nợ nội địa hiệu quả
Để có thể sử dụng thẻ ghi nợ nội địa của mình hiệu quả nhất thì bạn cần chú ý những cách sau:
- Tra cứu số dư và quản lý các giao dịch liên quan đến tài khoản ngân hàng: Bạn có thể kiểm tra số dư cũng như thông tin tất cả các giao dịch gần nhất thông qua các ứng dụng Internet Banking đã được liên kết rất tiện lợi và nhanh chóng.
- Rút tiền mặt tại các cây ATM: Bạn có thể rút tiền tại tât cả các cây ATM trên phạm vi toàn quốc rất dễ dàng.
- Chuyển khoản trong hệ thống hoặc chuyển khoản liên ngân hàng: Chỉ với một số thao tác đơn giản bạn có thể chuyển khoản qua Internet Banking hoặc chuyển khoản tại các trạm ATM trên toàn quốc.
- Thanh toán giao dịch: Các giao dịch trực tiếp thông qua máy POS đều có thể được thực hiện với thẻ ghi nợ nội địa. Giao dịch không phải tiền mặt giúp mang đến sự tiện lợi cho người sử dụng và hạn chế tối đa các rủi ro mất tiền.
Hướng dẫn cách làm thẻ ghi nợ nội địa nhanh nhất
Hiện nay, điều kiện và thủ tục làm thẻ ghi nợ nội địa tại các ngân hàng ở nước ta tương đối đơn giản. Nếu như bạn đang muốn làm thẻ ngân hàng thì hãy tham khảo các thông tin dưới đây.
Điều kiện và thủ tục làm thẻ ghi nợ nội địa
Điều kiện để mở loại thẻ tín dụng ghi nợ khá đơn giản, bao gồm:
- Là công dân của Việt Nam đã đủ 18 tuổi, hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
- Có đủ giấy tờ pháp lý cơ bản như: Giấy CMND, thẻ căn cước công dân còn hạn hoặc sổ hộ khẩu. Đối với người nước ngoài thì cần có Hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực và giấy giới thiệu từ cơ quan hoặc công ty đang công tác.
- Có tài khoản tại ngân hàng để mở thẻ.
Thủ tục:
- Giấy đề nghị phát hành thẻ ghi nợ nội địa (theo mẫu ngân hàng).
- Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu đang còn hiệu lực.
- Các giấy tờ khác theo như đúng yêu cầu của ngân hàng.
Cách làm thẻ ghi nợ nội địa
Bạn có thể mở thẻ ghi nợ nội địa theo 1 trong 2 cách đó là mở thẻ tại quầy và thở thẻ online.
Mở thẻ tại quầy
- Bước 1: Bạn chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết và đến ngay phòng giao dịch gần nhất của ngân hàng mà bạn đang muốn mở thẻ.
- Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin cần thiết trên mẫu đăng ký được ngân hàng cung cấp.
- Bước 3: Giao dịch viên thực hiện kiểm duyệt phiếu thông tin và hoàn tất các thủ tục đăng ký mở thẻ.
- Bước 4: Sau 7 – 10 ngày kể từ khi đăng ký thì bạn hãy quay trở lại ngân hàng để nhận thẻ và kích hoạt sử dụng thẻ.
Mở thẻ online
Rất nhiều ngân hàng hiện nội địa ở nước ta đang cho phép khách hàng đăng ký mở thẻ ghi nợ online ngay tại nhà giúp tiết kiệm nhiều thời gian, công sức và mang lại nhiều tiện lợi.
- Bước 1: Truy cập vào website của ngân hàng bạn đang muốn mở thẻ.
- Bước 2: Chọn mục “Thẻ ghi nợ” nằm trong danh mục “Dịch vụ thẻ”.
- Bước 3: Chọn loại thẻ ghi nợ mà bạn muốn đăng ký, và nhấn nút “Đăng ký ngay”.
- Bước 4: Điền đầy đủ các thông tin cần thiết vào biểu mẫu hệ thống cung cấp và nhấn nút “Đăng ký”.
- Bước 5: Bạn chờ đợi ngân hàng xét duyệt và nhận thẻ sau 7 – 10 ngày đăng ký nếu như hồ sơ đăng ký thẻ của bạn hợp lệ.
Nên làm thẻ ghi nợ nội địa ngân hàng nào tốt nhất?
Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều phát hành thẻ ghi nợ nội địa cho khách hàng để tiện lợi sử dụng và tiêu dùng, tiêu biểu như:
- VietinBank: Thẻ E partner C – Card
- ACB: Thẻ ghi nợ sinh viên
- Sacombank: Thẻ ATM Sacombank
- Eximbank: Thẻ ghi nợ V-Top
- VIB: Thẻ ATM VIB
- Agribank: Thẻ ghi nợ nội địa Agribank Success
- Vietcombank: Thẻ ghi nợ Vietcombank Connect 24
Biểu phí thẻ ghi nợ nội địa các ngân hàng
Biểu phí của thẻ ghi nợ nội địa ở mỗi ngân hàng có sự khác nhau. Vì vậy, để khách hàng hiểu hơn về các loại phí của thẻ ghi nợ nội địa thì chúng tôi xin liệt kê mức phí của 1 số ngân hàng tiêu biểu như trong bảng dưới đây:
Ngân hàng |
Loại thẻ |
Mức phí |
|
Phát hành (VND/thẻ) |
Thường niên (VND/thẻ/năm) |
||
BIDV |
Thẻ BIDV eTrans |
50.000 |
30.000 |
Thẻ BIDV Moving |
30.000 |
20.000 |
|
Thẻ BIDV Harmony |
100.000 |
60.000 |
|
Vietcombank |
Vietcombank Connect 24 |
50.000 |
Chưa thu |
VPBank |
VPBiz Easypay |
0 – 100.000 |
Miễn phí |
Những lưu ý khi sử dụng thẻ ghi nợ nội địa
- Bạn chú ý không nên gấp đôi thẻ để tránh làm hỏng thẻ.
- Khi rút tiền thành công nhưng cây ATM không ra tiền thì bạn cần gọi báo ngay cho ngân hàng để xử lý.
- Không đưa thẻ ngân hàng của mình cho ai trừ nhân viên của ngân hàng đã được chỉ định để giải quyết các rắc rối của bạn.
- Tuyệt đối không nên tiết lộ mã PIN và số thẻ cho bất kỳ ai.
- Không đặt mã PIN của thẻ là các dãy số dễ nhớ như số CMND, số điện thoại, ngày sinh, hoặc ghi mã PIN lên ngay các mặt thẻ ghi nợ.
- Chỉ thanh toán online trên những ứng dụng hoặc địa chỉ trang web uy tín để tránh trường hợp bị đánh cắp thông tin.
- Khi làm mất thẻ ghi nợ nội địa thì bạn cần gọi cho ngân hàng để khóa thẻ khẩn cấp, sau đó mới tới chi nhánh của ngân hàng để đăng ký phát hành thẻ mới.
Kết luận
Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn cũng đã biết thẻ ghi nợ nội địa là gì và các thông tin liên quan đến loại thẻ này. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp về các loại thẻ ATM thì hãy để lại bình luận dưới bài viết này nhé.
Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn