Đối với các trader thường xuyên giao dịch trên thị trường Forex thì cụm từ FOMO sẽ không còn xa lạ. Đây là một hiện tượng tâm lý mà chắc hẳn các nhà đầu tư nào cũng sẽ mắc phải. Vậy FOMO là gì? Làm cách nào để vượt qua hội chứng tâm lý FOMO khi đầu tư vào Forex hoặc chứng khoán?
Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
FOMO là gì?
FOMO (được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Fear of Missing Out) là thuật ngữ ám chỉ hội chứng sợ bỏ lỡ, sợ mất cơ hội. Có thể thấy những người mắc phải hội chứng này thường bị ám ảnh bởi cảm giác sợ bỏ lỡ một điều gì, đánh mất điều mà mọi người xung quanh sẽ đạt được. Do đó, họ thường mắc phải những sai lầm vì đưa ra quyết định thiếu lý trí, dẫn đến hậu quả khó lường.
Nếu bạn dành quá nhiều thời gian cho việc lướt các trang mạng xã hội, với lo sợ là mình đã bỏ lỡ mất thứ gì đó. Thì bạn đã chính thức mắc bẫy FOMO mà các nhà cung cấp mạng tạo ra với mong muốn dẫn dắt người dùng.
Xem thêm:
- Scalping là gì? Cách ứng dụng Scalping hiệu quả trong Forex
- Chỉ số ADX là gì? Tính ra sao?
FOMO trong các thị trường đầu tư
Không chỉ xảy ra trong đời sống hàng ngày, hiệu ứng FOMO là một trong những căn bệnh lớn nhất của những nhà đầu tư. Đặc biệt là trong đầu tư Forex hoặc chứng khoán.
FOMO trong thị trường chứng khoán
Ví dụ thường dễ gặp nhất của hành động FOMO là trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán khi giá cổ phiếu đang trên đà tăng giá nóng ngắn hạn, mọi người sẽ suy nghĩ đến việc sở hữu những cổ phiếu tăng nóng đó ngay lập tức nhằm thu về nguồn lợi nhuận to một cách nhanh chóng. Và khi chưa kịp tìm hiểu, tính toán cẩn thận mà đã ngay lập tức mua cổ phiếu đó.
Hoặc là khi thị trường đang rơi giảm một cách thảm khốc, thị trường có những cú hồi trong đó những cổ phiếu hồi phục và tăng giá, người tâm lý bị FOMO sẽ sợ bị bỏ lỡ do đó họ tham gia vào mua cổ phiếu (tham gia bắt đáy), nhưng không ngờ đến cổ phiếu chỉ phục hồi nhẹ sau đó giá cổ phiếu lại tiếp tục lao dốc.
Thị trường giao dịch chứng khoán là môi trường cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt. Không ít Trader cảm thấy mình không thành công như những trader khác, luôn tự hỏi rằng “tại sao lợi nhuận mình thu được lại thấp hơn người khác?”. Hoặc câu hỏi kiểu như “sao họ lại biết chọn đúng thời điểm đầu tư? làm cách nào họ lại biết cổ phiếu này sẽ tăng giá?“.
Có rất nhiều các công ty đầu tư chứng khoán lớn thường lợi dụng tâm lý này của trader để kéo giá cổ phiếu đi lên. Chỉ trong thời gian ngắn cổ phiếu có thể tăng mạnh. Lúc đó, các trader thường có xu hướng mua vào. Đến khi giá cổ phiếu đạt đỉnh, nó sẽ bắt đầu xu hướng giảm giá. Nếu bị Fomo nắm giữ tâm trí, nhà đầu tư sẽ không bán ngay khi mức giá lý tưởng nhất bởi họ vẫn hy vọng giá lên cao hơn. Đến lúc riêng mã cổ phiếu đó hoặc toàn thị trường đi xuống, họ lại trở tay không kịp, thua lỗ là tất yếu.
FOMO Coin là gì?
Hiệu ứng tâm lý FOMO không chỉ xuất hiện trên thị trường chứng khoán mà còn trên các thị trường tiền điện tử. Thậm chí hiệu ứng này còn rõ nét và ảnh hưởng nghiêm trọng hơn cả khi đầu tư vào chứng khoán. Bởi biến động giá ở tiền điện có thể lên đến vài trăm, vài ngàn phần trăm trong thời gian cực ngắn.
Trên một môi trường đầy rẫy Fake News sẽ vô tình khiến các newbie hoặc thậm chí các nhà đầu tư lâu năm cũng có thể rơi vào bẫy. Chưa cần biết giá Bitcoin hay đồng tiền điện tử khác tăng giảm ra sao nhưng họ đã giúp các công ty phát hành, giới đầu tư “cá voi” phất lên nhanh chóng.
Ngay cả một số chuyên gia đầu tư hàng đầu hoặc người nổi tiếng cũng tham gia vào dự đoán giá, tạo sự chú ý. Họ đã góp phần thổi phồng giá, những chiếc nhà đầu tư nhỏ lẻ mua coin khiến chúng liên tiếp tạo kỷ lục về giá. Các tổ chức lừa đảo đầy tinh vi cũng lợi dụng vào hiệu lực Fomo của một bộ phận nhà đầu tư để tung ra chiêu thức lừa đảo. Các Trader cần thận trọng và tỉnh táo đối với các sự biến động bất ngờ trên thị trường Coin.
FOMO trong Forex
Hội chứng FOMO thường xảy ra khi các Trader cảm thấy ganh tỵ và choáng ngợp khi các Trader khác thành công. Các Trader thường sợ mình bị lỡ chuyến tàu dẫn đến sự thành công trong đầu tư. Có nhiều Trader cảm thấy mình không nhận được nhiều lợi nhuận khủng từ thị trường chứng khoán như bạn bè mình. Họ có thể đã đầu tư sớm hơn, hay tìm được một cổ phiếu mang lại lợi nhuận ngon hơn. Bạn sẽ cảm thấy tại sao mình không đầu tư sớm hơn. Biết đâu bản thân lại nhận được nhiều lợi nhuận hơn như thế.
Và sau đó thì sao? Bạn có thể điên cuồng đầu tư theo và nhận lại thua lỗ và thất bại. Chính hiệu ứng này đã giết chết mọi lý trí trong bạn. Có nhiều công ty, lợi dụng hiệu ứng tâm lý này, họ đẩy mạnh giá cổ phiếu của mình, khiến chúng tăng mạnh trong một thời gian ngắn. Đến lúc bạn lao vào như con thiêu thân thì cổ phiếu của công ty này đột ngột lao dốc không phanh! Có thể bạn không nghi ngờ, hoặc cũng ngờ ngợ nhưng vì sợ lỡ chuyến tàu hiếm có này mà không còn đường quay lại.
Hoặc có khi, bạn đưa ra các lệnh chốt lời hoặc cắt lỗ quá sớm. Điều này sẽ làm cho kế hoạch của bạn bị trật đường ray và làm cho bạn ân hận trong một khoảng thời gian. Hiệu ứng này sẽ không tha cho bất kỳ ai. Từ một newbie mới chập chững làm quen với lệnh mua lệnh bán, đến những Trader lão luyện trong ngành.
Có thể bạn quan tâm:
- PAMM là gì? Tiêu chí để lựa chọn tài khoản PAMM uy tín
- Wire Transfer là gì? Cách nạp và rút tiền bằng Wire Transfer
Vì sao các nhà đầu tư dễ bị FOMO chi phối?
FOMO xuất phát từ cảm giác các nhà giao dịch khác thành công hơn và nó có thể gây ra những kỳ vọng quá cao, thiếu tầm nhìn dài hạn, quá tự tin hoặc quá tự ti và không sẵn sàng chờ đợi. Cảm xúc thường là một động lực chính đằng sau FOMO. Nếu không được kiểm soát, chúng có thể khiến các nhà giao dịch bỏ bê các kế hoạch giao dịch và vượt quá mức rủi ro có thể chấp nhận.
Những cảm xúc phổ biến trong giao dịch có thể tạo ra FOMO bao gồm:
- Tâm lý sợ bỏ lỡ
- Kỳ vọng thái quá vào thị trường
- Quá tự tin hoặc tự mãn vào bản thân
- Bị lòng tham che mờ lý trí
Tâm lý sợ bỏ lỡ
Đây chính là nguyên nhân chính khiến các nhà đầu tư mắc phải hội chứng FOMO này. Hiệu ứng này sẽ khiến các nhà đầu tư không có tầm nhìn dài hạn trở nên chao đảo, mất kiểm soát.
Họ luôn bị ám ảnh bởi vì sợ bỏ lỡ điều gì đó mà phá tan kế hoạch dài hạn của mình. Rất nhiều nhà đầu tư, khi thấy cổ phiếu của mình hôm nay đang tăng mà cố sức mua vào. Mua tất cả khi còn có thể, ôm tất cả và lần lữa không muốn bán. Họ sợ rằng, nếu bán hôm nay, mình sẽ bỏ lỡ đợt tăng giá sau đó và cứ thế, ôm mãi. Để rồi, khi cổ phiếu xuống ngay trong đêm, họ không kịp trở tay và mất rất nhiều.
Chẳng hạn khi thấy mã cổ phiếu mình đang nắm giữ đột nhiên tăng giá mạnh, không chọn cách bán đi mà tiếp tục mua vào. Họ lo sợ rằng nếu không mua vào, giá của chúng sẽ tiếp tục tăng. Thậm chí khi đã lãi đúng như kỳ vọng ban đầu, họ vẫn không có ý định bán ra.
Kỳ vọng thái quá vào thị trường
Nếu đã có ảnh hưởng của hiệu ứng FOMO, bạn luôn cho rằng, cổ phiếu này đang tăng, nó sẽ tiếp tục tăng trong một thời gian nữa. Nếu mua nó, bạn sẽ không bị lỗ. Nếu lỡ mất, bạn sẽ thấy uống phí vô cùng. Chính ý niệm chủ quan này sẽ làm mất đi lý trí của bạn.
Không thể chắc chắn rằng cổ phiếu đó chỉ tăng mà không giảm. Thị trường chứng khoán và tất cả các thị trường khác nói chung, không dễ dàng thao túng như vậy được đâu. Nếu bạn là nhà đầu tư không theo nguyên tắc nào cả, bạn chỉ là miếng mồi ngon cho thị trường thao túng và xâu xé.
Quá tự tin hoặc tự mãn vào bản thân
Tự tin về bản thân là đúng, nhưng đừng để nó biến bạn thành con người chủ quan. Bạn không nên chỉ vì tin tưởng vào suy nghĩ của mình mà bỏ qua những biến động, dù là nhỏ nhất của thị trường. Vì nếu như vậy, bạn sẽ không kịp xoay sở nếu thị trường biến động. Cũng vì muốn khoe khoang là mình giỏi, không hề kém cạnh người khác mà đã có kha khá nhà đầu tư phải chịu cái kết vô cùng đau đớn.
Quá tự mãn cũng không tốt. Họ sẽ chỉ biến thành những nạn nhân tội nghiệp nhất của FOMO mà thôi! Nếu bạn đã vạch ra kế hoạch của mình chi tiết, hãy làm theo thôi. Đừng vì chút biến động của thị trường mà lung lay ý chí của mình, bạn nhé!
Bị lòng tham che mờ lý trí
Nguyên nhân chính dẫn đến tâm lý FOMO là sự tham lam của các Trader. “Lòng tham” chính là thứ đáng sợ nhất nhưng lại rất nhiều nhà đầu tư bị nó chi phối. Đầu tư kiểu “được voi đòi tiên” dễ làm bạn khác còn giữ được lý trí, suy xét thay vào đó cảm xúc đã kiểm soát hoàn toàn. Kiểu đã đặt lệnh rồi nhưng lại thôi vì nghĩ rằng giá sẽ vẫn còn tăng đôi khi khiến bạn phải trả giá đắt.
FUD là gì?
FUD (là viết tắt của Fear – Uncertainty – Doubt), tức là Sợ hãi – Không chắc chắn – Nghi ngờ. Trong trade coin, FUD chỉ cảm giác hoang mang, sợ hãi của trader khi có những tin tức không tốt về thị trường trên phương tiện truyền thông. FUD dẫn đến việc bán tháo coin đang nắm giữ một cách không cần thiết.
Việc tạo các FUD khiến các trader sợ hãi bán tháo và giá coin trên thị trường sẽ sụt giảm nghiêm trọng, đây là lúc Cá mập sẽ Gom hàng. để sau đó lại FOMO tại ra các thế hệ đu đỉnh mới như ở trên đã đưa ra.
Một ví dụ cụ thể của FUD trong lĩnh vực trade coin, nạn nhân của triệu chứng này khi nghe thấy các tin tức không tốt về thị trường liền có tâm lý hoang mang, sợ hãi, chưa kịp tìm hiểu kĩ những biến động của thị trường đã nhanh chóng bán tháo những coin đang nắm giữ một cách không cần thiết. Không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân họ mà còn khiến sụt giảm nghiêm trọng giá thị trường, tạo điều kiện cho “cá mập” khát máu thu gom coin với giá rẻ một cách dễ dàng.
Cách vượt qua hội chứng FUD trong giao dịch
Hội chứng FUMO và FUD đều là các loại hội chứng phổ biến ở các đối tượng trader là người mới chưa có nhiều kinh nghiệm. Phần lớn do những người ảnh hưởng trong cộng đồng tạo ra để làm giá trên thị trường và điều quan trọng là chính bản thân chúng ta đã góp một tay trong đó.
Do đó, để tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc trở thành miếng mồi ngon bị lợi dụng trong thị trường, bạn cần phải nắm rõ những quy tắc sau:
- Kiên định với bản thân, với chiếc lược mình vạch ra
- Nắm bắt và hiểu rõ thị trường
- Cắt lỗ đúng lúc
- Xác định rõ phong cách đầu tư
- Trau dồi kiến thức về quản lý vốn hiệu quả
Kiên định với bản thân, với chiếc lược mình vạch ra
Một trong những yếu tố cốt lõi quyết định thành bại ở các quyết định nằm ở lòng quyết tâm và ý chí kiên định. Kiên định giúp bạn phân biệt phải trái đúng sai, duy lý khi đã xác định thời điểm và kiên nhẫn đi theo đúng kế hoạch bạn đã dự tính trước. Tránh mắc phải các lỗi ra quyết định ngoài dự tính và tầm kiểm soát của bản thân.
Khi đầu tư vào một yếu tố nào đó chắc chắn bạn đã có cho mình những kế hoạch, đường đi lối bước cụ thể. Nếu đã xác định được điều đó ngay từ ban đầu, bạn hãy kiên định với kế hoạch đó, điều này giúp bạn có cái nhìn chính xác, phân biệt được sai trái từ đó đưa ra được những quyết định phù hợp nhất. Tránh trường hợp hấp tấp mà mắc phải những sai lầm ngoài dự tính và khiến bạn bạn mất đi tầm kiểm soát.
Nắm bắt và hiểu rõ thị trường
Nắm bắt và hiểu rõ thị trường có lẽ là nguyên tắc quan trọng mà ai cũng biết nhưng việc thực hiện nó thì không dễ dàng chút nào. Những trader dày dặn kinh nghiệm, có nhiều năm tham chiến trên thị trường cũng không dám khẳng định mức độ hiểu biết về thị trường như thế nào.
Thị trường sẽ có rất nhiều cơ hội béo bở nhưng nếu thấy coin đã bị FOMO, tăng giá quá cao thì tốt nhất bạn nên nằm ngoài cuộc chơi, theo dõi và rút ra kinh nghiệm cho riêng mình ở những lần đầu tư sau.
Cắt lỗ đúng lúc
Ai cũng sẽ có những sai lầm nhất thời, kể cả đối với các Trader uy tín nhất. Nếu bạn bị chi phối bởi FOMO và bị đu đỉnh thì hãy bình tĩnh phân tích lời lỗ và đừng ngần ngại cắt lỗ. Việc cắt lỗ đúng lúc giúp bạn nhanh chóng thoát ra, vẫn có thể giữ được một số vốn nhất định để tìm cơ hội đầu tư khác. Đừng quá chần chừ, trách việc tiếc không cắt lỗ dẫn đến tình trạng chôn vốn dài hạn hoặc ngậm ngùi nhìn tài sản bốc hơi dần mỗi ngày.
Xác định rõ phong cách đầu tư
Khi tham gia đầu tư bạn nên xác định phong cách đầu tư của mình, đầu tư ngắn hạn, trung hạn hay theo đuổi đầu tư dài hạn. Việc này giúp bạn chuẩn bị tâm lí, xác định rõ những phương pháp, cách thức giải quyết khi chịu ảnh hưởng của FOMO và FUD.
Chẳng hạn như bạn chỉ đầu tư lướt sóng (ngắn hạn) thì việc mượn sức mạnh của FOMO có thể giúp bạn thu về lợi nhuận nhanh chóng. Nhưng nếu là trung hay dài hạn thì nên xem xét, tính toán để tránh bị ảnh hưởng tiêu cực bởi FOMO hay FUD.
Trau dồi kiến thức về quản lý vốn hiệu quả
Khi bạn nắm rõ về kiến thức quản lý vốn, biết phân phối vốn hiệu quả sẽ giúp bạn giảm thiểu được rủi ro do FOMO và FUD gây ra. Ngoài ra việc quản lý vốn hiệu quả giúp bạn có khoản lợi nhuận ổn định, nắm được thế chủ động và khi đó FOMO và FUD sẽ không là vấn đề gây nhiễu loạn, ảnh hưởng đến những quyết định của bạn nữa.
Kiến thức trong tài chính kinh tế là vô tận, bạn đừng bao giờ cho rằng mình đã biết tất cả và đủ kinh nghiệm để không ngừng học hỏi thêm. Thái độ tự mãn này dễ khiến trader mắc sai lầm, tổn thất vốn đầu tư.
Kết luận
Trên đây là bài viết “FOMO là gì? Làm sao để vượt qua hai hội chứng tâm lý này trong giao dịch?”. Hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin thực sự hữu ích. Qua đây cũng mong rằng các nhà đầu tư, các trader mới hay chuyên nghiệp đều có thể tránh được hai hiệu ứng tâm lý nguy hiểm này khi tham gia thị trường tài chính, đặc biệt là trong thị trường tiền điện tử, không bị cá voi, cá mập “cuỗm” mất ví tiền và kiếm được thật nhiều tiền từ thị trường.
Chúc các bạn thành công!
Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn