Tỷ suất lợi nhuận gộp là một trong những thuật ngữ được nhắc tới khá nhiều trong kinh doanh. Cụ thể Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là gì? Cách tính ra sao?
Đối với các doanh nghiệp, tỷ suất lợi nhuận gộp là chỉ số chính để đánh giá mô hình kinh doanh và khả năng tài chính. Nói theo cách khác nắm bắt được tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là gì? Cũng như nắm bắt được cách tính ra sao chính là bước cần thiết để đưa ra nhận định và thay đổi chiến lược kinh doanh.
Cụ thể về vấn đề tỷ suất lợi nhuận gộp này sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể dưới đây.
Mục Lục
Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là gì?
Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) được hiểu là phần lãi gộp, chỉ mức chênh lệch của số tiền doanh nghiệp bỏ ra và thu về sau khi đã loại bỏ chi phí cho khâu bán hàng.
Do đó mà chỉ số này được sử dụng để đánh giá mô hình kinh doanh và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, công ty. Thông qua chỉ số tỷ suất lợi nhuận gộp các chủ doanh nghiệp sẽ có định hướng phát triển kinh doanh mới để mở rộng hoạt động kinh doanh hơn.
Xem thêm:
- Tỉ lệ quay vòng tài sản cố định là gì?
- Tỉ lệ vòng quay tổng tài sản là gì? Cách tính ra sao?
Công thức tính Tỷ suất lợi nhuận gộp Gross Profit Margin
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp/Doanh thu
Trong đó:
- Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán (COGS)
- Doanh thu có thể thay bằng doanh thu thuần. Doanh thu thuần chính là khoản doanh thu của công ty đã trừ đi lợi nhuận, phụ cấp cho hàng hóa hư hỏng, giảm giá. Sử dụng doanh thu thuần sẽ cho tỷ suất lợi nhuận gộp chính xác hơn.
Tỷ suất lợi nhuận gộp được tính bằng phần trăm (%). Có nghĩa là nếu tỷ suất lợi nhuận gộp là 30% tức là công ty đã tạo ra được 0,3 đồng thu nhập trên mỗi doanh thu bán hàng.
Ý nghĩa của Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)
- Tỷ suất lợi nhuận gộp cho phép các nhà phân tích so sánh các mô hình kinh doanh với số liệu định lượng.
- Thông qua tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ biết được mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Như vậy sẽ dễ dàng so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành với nhau.
- Doanh nghiệp nào có tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có nhiều lãi hơn. Đồng thời khả năng kiểm soát chi phí hiệu quả cũng tốt hơn các đối thủ cạnh tranh.
Có thể bạn quan tâm:
- Tỷ số khả năng trả nợ là gì? Ý nghĩa và cách tính
- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là gì? Tính như thế nào?
Ví dụ minh họa
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là gì hãy cùng chúng tôi đi vào phân tích ví dụ cụ thể sau:
Ví dụ 1: Doanh nghiệp có lợi nhuận gộp là 10 tỷ VNĐ, doanh thu là 100 tỷ VNĐ khi này chúng ta sẽ có Tỷ suất lợi nhuận gộp là:
0 tỷ VNĐ/100 tỷ VNĐ = 10%.
Nếu trong năm tiếp theo lợi nhuận gộp tăng lên 15 tỷ VNĐ, doanh số tăng trưởng đều đạt 200 tỷ VNĐ thì Tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ chỉ còn:
15 tỷ VNĐ/200 tỷ VND = 7,5%
Như vậy, khi cố tăng trưởng lợi nhuận gộp thì cũng phải tìm cách làm tăng tỷ suất lợi nhuận gộp theo tỷ lệ tương ứng.
Ví dụ 2: Giả sử công ty A kiếm được 30 triệu $ doanh thu từ hoạt động sản xuất vật dụng và phải gánh chịu 10 triệu $ chi phí giá vốn hàng bán.
- Ta có, lợi nhuận gộp của công ty A là: 30-10 = 20 triệu $
- Tỷ suất lợi nhuận gộp là: 20/30 = 0,6% (60%)
Điều này có nghĩa là trong 1$ doanh thu của công ty A có 0,5% lợi nhuận gộp.
Tránh nhầm lẫn giữa Lợi nhuận Gộp và Tỷ suất lợi nhuận gộp
Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) và Lợi nhuận gộp (Gross Profit) là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau không được nhầm lẫn khi so sánh. Lãi gộp có đơn vị tiền tệ (đồng, dollar)… trong khi đó thì tỷ suất lợi nhuận gộp lại có đơn vị tính là phần trăm (%).
Thêm vào đó, không chỉ dựa vào mỗi lợi nhuận gộp cao hơn thì sẽ khẳng định bên đó kinh doanh tốt hơn. Bởi chỉ số này bị tác động, ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như quy mô hoạt động, lĩnh vực kinh doanh. Nếu muốn so sánh bạn hãy so sánh trực tiếp với đối thủ trong ngành của mình. Trong khi đó thì tỷ suất lợi nhuận gộp lại thể hiện được thông tin cụ thể hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ở mặt nào đó thì việc nhận định, so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ là định hướng phát triển tốt hơn cho doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận gộp thay đổi lớn theo các ngành và có thể tính cho từng dòng sản phẩm/sản phẩm/ dịch vụ riêng lẻ và cung cấp các thông tin lợi nhuận cho từng ngành/sản phẩm riêng lẻ. Chẳng hạn như cửa hàng thực phẩm và các công ty xây dựng có tỷ suất lợi nhuận thấp. Trong khi ngành chăm sóc sức khỏe và ngân hàng lại được hưởng lợi nhiều hơn.
Kết luận
Trên đây là các thông tin chi tiết về tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là gì để bạn đọc có thể tham khảo. Mong rằng những chia sẻ này sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu bạn còn thắc mắc có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp hoàn toàn miễn phí.
Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn