Để có thể khẳng định được công ty, doanh nghiệp của bạn có phát triển tốt hay không thì cần kiểm soát chính xác biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin). Đây là một trong những chỉ số đặc biệt quan trọng giúp doanh nghiệp định hướng phát triển tốt hơn.
Hãy cùng chúng tôi phân tích chi tiết biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) là gì? Cũng như cần lưu ý những gì khi tính toán biên loại nhuận ròng trong bài chia sẻ dưới đây.
Mục Lục
- 1 Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) là gì?
- 2 Công thức tính Net Profit Margin
- 3 Biên lợi nhuận ròng bao gồm những yếu tố nào?
- 4 Ý nghĩa chỉ số biên lợi nhuận ròng
- 5 Xác định biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) bao nhiêu là đủ?
- 6 Một số lưu ý khi sử dụng chỉ số biên lợi nhuận ròng
- 7 Kết luận
Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) là gì?
Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Chỉ số này cho biết doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế từ một đồng doanh thu. Có thể coi đây là con số sát sườn nhất với hiệu quả quản lý của doanh nghiệp. Do đó chủ doanh nghiệp cần phải tính toán chính xác và nắm bắt rõ được biên lợi nhuận ròng thì mới có định hướng phát triển, mở rộng kinh doanh chính xác.
Xem thêm:
- Lợi nhuận giữ lại (Retained Earnings) là gì? Cách sử dung ra sao?
- Tỉ lệ quay vòng tài sản cố định là gì?
Công thức tính Net Profit Margin
Biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng sau thuế/Doanh thu x 100%
Trong đó thì lợi nhuận ròng sau thuế chính là khoản lợi nhuận còn lại theo báo cao kinh doanh là kết quả của phép tính doanh thu trừ giá vốn hàng hóa, chi phí hoạt động, chi phí khác, lãi suất (từ nợ) và thuế từ doanh thu.
Đây là công thức đơn giản nhất để bạn có thể tính được biên lợi nhuận ròng nên áp dụng.
Ví dụ: Công ty A có doanh thu 300.000USD, chi phí phải bỏ ra là 150.000 USD thì biên lợi nhuận ròng của công ty lúc này là 150.000 USD.
Lợi nhuận ròng cận biên sẽ là: (150.000/300.000) x 100% = 50%.
Mỗi một doanh nghiệp sẽ có mức chi phí phải bỏ ra khác nhau nên cần phải đặc biệt về chỉ số chi phí phải bỏ ra để có kết quả tính lợi nhuận ròng cận biên chính xác.
Biên lợi nhuận ròng bao gồm những yếu tố nào?
Từ công thức trên có thể thấy được rằng biên lợi nhuận ròng bao gồm tất cả các yếu tố trong hoạt động kinh doanh:
- Doanh thu tổng
- Tất cả dòng tiền đi
- Doanh thu nhập bổ sung
- Giá vốn hàng bán và các chi phí hoạt động khác
- Các khoản thanh toán nợ bao gồm cả lãi đã trả
- Thu nhập đầu tư và thu nhập từ các hoạt động thứ cấp khác
- Các khoản thanh toán một lần cho các sự kiện bất thường như kiện cáo và thuế
Yếu tố ảnh hưởng tới biên lợi nhuận ròng khá nhiều nên cần phải có báo cáo kinh doanh tổng hợp để có được kết quả chính xác nhất. Kết quả báo cáo càng chi tiết càng giúp cho việc tính toán biên lợi nhuận ròng càng chính xác bấy nhiêu.
Ý nghĩa chỉ số biên lợi nhuận ròng
- Biên lợi nhuận ròng cho biết khả năng sinh lời, lợi nhuận thuần của doanh nghiệp. Khi biên lợi nhuận ròng cao, doanh nghiệp tăng trưởng đều qua các năm thì có thể khẳng định được đây là doanh nghiệp có định hướng kinh doanh tốt.
- Biên lợi nhuận ròng được coi là hệ số sử dụng để so sánh nội bộ, để đánh giá chiến lược định giá của công ty và mức độ kiểm soát chi phí.
- Thông qua Net Profit Margin cùng ngành có thể so sánh và xác định được vị trí của doanh nghiệp.
Xác định biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) bao nhiêu là đủ?
Mỗi một ngành sẽ có đặc điểm kinh doanh và số vốn đầu tư khác nhau. Nên việc xác định biên lợi nhuận ròng bao nhiêu là đủ hay biên lợi nhuận ròng có tốt không thì cần so sánh với chính đối thủ trong ngành.
Nhưng hãy lưu ý rằng không có doanh nghiệp nào tăng trưởng mãi. Và chính lúc chu kỳ của ngành đi xuống chúng ta sẽ thấy rõ được lợi thế cạnh tranh. Lúc này chắc chắn các doanh nghiệp có mức biên lợi nhuận cao sẽ nổi bật hơn so với trung bình ngành. Đây chính là sự thành công cho doanh nghiệp của bạn.
Một số lưu ý khi sử dụng chỉ số biên lợi nhuận ròng
– Biên lợi nhuận ròng dễ bị tác động bởi nghiệp vụ kế toán bởi để tính được lợi nhuận sau thuế thì ỏ mỗi khâu hạch toán doanh thu đều dễ bị tác động bởi các nghiệp vụ có liên quan.
– Khi thấy biên lợi nhuận ròng tăng trưởng không được chủ quan mà cần đưa ra các chính sách, định hướng phát triển ổn định lợi nhuận ròng tăng.
– Biên lợi nhuận ròng có sự liên kết với các chỉ số biên lợi nhuận như:
- Gross margin: Biên lợi nhuận gộp
- Operating margin: Biên lợi nhuận hoạt động
– Có thể tăng biên lợi nhuận ròng bằng 2 cách là
- Tăng biên lợi nhuận ròng nhờ tăng biên lợi nhuận gộp
- Tăng biên lợi nhuận ròng nhờ tiết giảm chi phí liên quan: chi phí tài chính, chi phí doanh nghiệp,…
Kết luận
Trên đây chúng tôi đã cung cấp chi tiết thông tin về biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) là gì để bạn tham khảo. Mong rằng những chia sẻ này sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Hãy thường xuyên truy cập vào website của chúng tôi để cập nhật các thông tin tài chính mới nhất.
Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn